-->
Chờ hoài không thấy thầy xuất hiện. Lớp trưởng bèn chạy xuống văn
phòng. Sau
đó cô nàng trở lên lớp thông báo:
- Hôm nay thầy toán nghỉ, các bạn phải ngồi im trật tự.
Chuyện vớ vẩn! Nghỉ tiết mừng hết lớn, phải la hét cho thỏa chí,
làm gì có chuyện trật tự. Thế là những tiếng "ura" nổi lên vang
dậy.
Đông Kisốt láu táu chạy lên bảng, hoa tay hoa chân loi choi như con
khỉ:
- Bây giờ mình văn nghệ đi.
Lời đề nghị đó được ủng hộ nhiệt tình. Chúng nó vỗ tay tán thưởng.
Tiến khoái chí chạy xuống bàn lấy tập, cuộn lại làm micrô, và nói
nghiêm chỉnh:
- Sau đây là chương trình văn nghệ theo yêu cầu người hát, ai muốn
hát phải đăng ký trước.
- Tui, tui.
- Tui hát hai bản.
- Tui hát Apsara.
- Tui nhảy Lambađa, chơi nhạc disco.
Hàng chục cái miệng chí chóe la hét. Chúng nó leo cả lên bàn, cố
rống cho tiếng mình to nhất.
Lớp trưởng đứng lên, lạch bạch đến đóng các cửa lại. Rồi giơ tay
lên cao:
- Trật tự, trật tự, lần lượt từng người lên hát, không có la. Người
nào la tui nhét giấy vô miệng đó.
Đám lộ n xộn bắt đầu im lặng. Tiến nhảy nhót liên tục. Nó nói
to:
- Tui xung phong làm speaker, ai muốn hát phải đăng ký với tui
trước. Không có ai phản đối, Tiến bèn đưa "micrô" lên giới
thiệu:
- Mở đầu chương trình là cặp song ca đang được giới trẻ yêu thích.
Xin giới thiệu tiểu thư Minh Lan và công tử Quốc Duy.
Tiếng vỗ tay vang lên. Minh Lan bắt đầu cựa quậy:
- Tui không hát chung đâu nghe.
Duy nghe thế tự ái quá. Nó bỏ về phía cuối lớp:
- Tôi không tham gia chương trình này đâu.
Cả lớp cười rúc rích, đưa mắt nháy nhau. Tiến hỉnh hỉnh mũi:
- Không hát thì thôi, làm gì dữ vậy. Sau đây tui xin hát một bài. Ở
dưới bọn con gái lắc đầu phản đối:
- Ê, speaker đâu có hát được.
- Nhưng tui thích hát quá, cho tui diễn một bài đi.
- Không được, không được.
Tiến "xuống giá":
- Vậy nửa bài được không, nửa bài?
- Kệ nó, nhường cho nó hát đi.
- Ừ, được đó, hát gì thì hát lẹ đi.
Tiến trịnh trọng:
- Sau đây tui xin hát bài "Hát với chú ve con".
Vừa nói nó vừa chỉ vào ngực nó. Đến chữ "chú ve con" nó lại chỉ
xuống lớp. Lập tức, đám con gái tủa lên túm áo nó:
- Ông nói ai là chú ve con?
- Ngon thật, dám bảo chị là chú ve con?
- Chắc nó hết muốn sống rồi.
Tiến lùi lại, giơ tay lên đỡ:
- Ê, làm gì mà hung hăng quá vậy? Tui nói "hát với chú ve con" đó
là tên bài hát
chứ bộ.
Hồng nhéo vai nó tới tấp:
- Tên bài hát sao chỉ về phía tụi tui.
- Vô tình chứ bộ, vô tình.
- Vậy tui nhéo cho bỏ cái tật đó.
Một trận mưa ngắt nhéo tới tấp đổ xuống. Tiến cong người la oai
oái. Cả đám ngồi dưới lớp cười hả hê, thỏa thích. Cuối cùng Thùy
mới chịu buông áo Tiến ra:
- Thôi, tha cho nó đi.
Đám con gái lần lượt buông tay ra. Được tha, Tiến chạy về phía cửa,
la chói lọi:
- Chưa thấy con gái nào dữ hơn con gái lớp này, toàn là bà chằn
lửa, coi chừng ế hết
đó.
- Cái gì, cái gì?
Thế là cả đám lại rú lên, ùa về phía cửa tấn Đông Kisốt vào
tường.
- Chị muốn tha mà tha hổng xong, chằn lửa này, chằn lửa này.
Thùy vừa nói vừa ngắt vai Đông Kisốt một cái đau điếng. Trúc vừa
kéo áo anh chàng, vừa la lớn:
- Chừa cái tật ăn nói linh tinh nhé! Có chừa không?
- Chừa, em xin chừa.
Tiến giơ tay xá:
- "Con" xin lỗi mấy chị, mấy chị từ bi tha thứ cho "con" nhờ.
- Tốt, biết lỗi vậy là tốt.
- Lần này mấy chị tha cho đó, lần sau là ốm đòn đấy nhá. Đám con
gái rút xuống lớp. Lớp trưởng khoát tay:
- Bây giờ hát tiếp đi.
Tiến vừa sửa lại áo, vừa thở:
- Te tua tơi tả rồi, hát gì nữa.
Điệu bộ của anh chàng làm đám con gái cười rinh rích. Phục đứng lên
la lớn:
- Không hát thì giới thiệu người khác hát đi.
Tiến loay hoay sửa lại "micrô" đã bị bung ra lúc nãy. Rồi lấy giọng
hài hước:
- Sau đây, lớp trưởng đại nhân sẽ hát bài ""tao" là hoa hồng
nhỏ".
Cả lớp lại cười rần lên. Ú cô nương đứng dậy, khoan thai lên bảng.
Cô nương giật cái "micrô" trên tay Tiến, cũng cúi đầu chào rất điệu
đàng. Giống hệt phong cách ca sĩ. Rồi nàng Ú đứng thẳng lên:
- Sau đây tui xin hát bài ""tui" là hoa hồng nhỏ".
Lại một trận cười nổi lên. Hồng cô nương nghiên đầu qua Thùy:
- Hí hí, không dám hoa hồng nhỏ đâu, hoa hồng bự đấy.
- Hồng đại đóa, hồng vĩ đại!
Hai nàng chụm đầu vào nhau, cười rúc rích. Trên bục lớp trưởng bắt
đầu cất giọng: "Em sẽ là mùa xuân của mẹ, em sẽ là màu nắng của
cha."
Dưới lớp con trai gõ bàn làm trống. Đông Kisốt chạy xuống lấy cây
chổi, gảy gảy như gảy đàn, tụi con gái thúc vô:
- Múa luôn, nhảy luôn.
Lớp trưởng chịu chơi hết mình, cô nàng bèn nhún nhún chân. Hai bàn
tay béo mũm
mĩm ngoáy thành một động tác múa, giống y như chương trình ca nhạc
thiếu nhi. Cô
nàng to như con gấu mà lại nhún nhảy ục ịch, làm cả lớp cười bò ra
nghiêng ngửa.
Ú cô nương hát xong lại cúi đầu chào rất điệu nghệ. Cả lớp vỗ tay
rần rộ lên. Tiến
bước tới nâng tay nàng Ú lên như hôn. Nhưng lại hôn tay của mình.
Cử chỉ tiếu lâm đó
làm cả lớp cười lên lần nữa. Ú cô nương đáp lễ bằng một cái nhéo ra
trò. Rồi lạch bạch
rời "sân khấu".
Tiến nhảy lên bục:
- Tới ai nữa đây? Ai có nhu cầu hát đăng ký đi. Lập tức một giọng ồ
ồ cất lên:
- Tui, tui.
Đó là tiếng của "chị Hai nước tương". Chị Hai làm cả lớp quay phắt
lại nhìn xuống bàn cuối:
- Trời ơi, khủng khiếp quá.
- Chuyện gì xảy ra đây.
- Thôi, thôi, làm ơn đừng hát, lo bán nước tương đi.
Nghe mấy cái giọng trêu chọc. "Chị Hai" vẫy tay, nhún vai một
cái:
- Mấy người này vô duyên quá, làm mất hứng. Tui giận không hát bây
giờ.
Đám con trai cười khoái chí. Thằng Bình vỗ vai chị Hai nói như dỗ
dành:
- Ai nó gì thì nói, mình cứ hát nhé!
- Vậy lên hát nữa à nghen.
- Ừ, lên đi.
Thắng "nước tương" bước ra khỏi bàn, yểu điệu đi lên. Tụi con trai
nháy mắt với nhau cười. Ở trong lớp, đám con trai khoái chọc Thắng
nhất. Và gọi nó là "chị Hai" vì nó ẻo lả như con gái, lại có tật
hay giận. Mỗi lần giận thì ngún ngẩy như con gái. Nhà chị Hai sản
xuất nước tương, nên chị có biệt danh "chị Hai nước tương".
"Chị Hai" cũng rất chịu quậy. Khi đứng trên bục, "chị" cũng nghiêng
mình chào khán giả một cách bài bản. Và nói thỏ thẻ:
- Để đáp lại sự yêu mến của khán giả, tui xin ca bài "Xin làm người
hát hay". Dưới lớp tiếng cười khúc khích nổi lên:
- Khiêm tốn quá hí... hí...
- Đề nghị khiêm tốn chút đi.
Thắng ra vẻ giận dỗi:
- Ồn quá, sao mà hát được, tui về.
Đám con gái vội lên tiếng:
- Ấy ấy, đừng giận, hát đi.
- Có bao nhiêu cứ rống lên, rống nhiều vào.
Thắng mím miệng, nhướng mắt nhìn lên trần phòng như nhớ ra. Rồi bắt
đầu ca: "Cũng đành, xin làm người hát rong, để nghe tình yêu lên
tiếng..."
Phía dưới bắt đầu nổ ra lời bình phẩm đùa cợt:
- Chậc, chậc ca đâu có kém gì QL...
- Mới nghe tưởng QL đó.
- Tưởng QL hay ông nội QL?
- Không, tưởng bà nội, bà nội mới đúng.
- Hí hí, hát giống vịt kêu quá.
- Ca sĩ được bình bầu đoạt giải "trái cóc xanh" đây.
Trên sân khấu, ca sĩ ngôi sao đã hát xong. Tiếng vỗ tay lốp bốp.
Tiến bước tới, nghiêng mình hết sức ga lăng:
- Xin mời ngôi sao bò ra sân khấu.
Thắng quẹt vai Tiến một cái:
- Quỷ sứ!
Rồi anh chàng đi về chỗ, vừa đi vừa cười tủm tỉm. Nó khoái cái trò
chơi văn nghệ này lắm. Nếu hôm nay mà không hát được chắc tối nay
nó tức mà không ngủ được.
Tiến ngó quanh quất xuống lớp:
- Còn ngôi sao nào bò lên sân khấu nữa không?
- Còn chứ, để tui.
Đó là tiếng của thằng Phục. Nãy giờ nó nghe Vũ công tử xuống ngồi
tuốt ở dưới
bàn cuối. Nó nhất định không thèm tham gia ca nhạc để tỏ lòng trung
thành với bạn.
Nhưng thấy ca hát vui quá, tật ham chơi lại trỗi dậy, làm nó quên
mất ý định của mình.
Thế là anh chàng nhảy lên sân khấu, nói hùng hồn:
- Tui xin ca trích đoạn vở cải lương "Tiếng trống Mê Linh". Dưới
lớp tiếng reo hò vang dậy:
- Hoan hô! Đây là tiết mục đặc biệt.
- Mình phải trở về nguồn cội, chơi đồ cổ mới khác người.
- Ê! Cho tui làm Trưng Trắc đi.
Thằng Phục hoa tay giữ trật tự:
- Im đi hát mới được, đừng làm tui mất hứng.
Thấy cái đám nhí nhố bắt đầu lắng xuống, Phục hắng giọng:
- Bắt đầu hát nghe. - Nó giơ tay ra động tác minh họa. Nhưng giữa
chừng đứng khựng lại:
- Quên nữa, phải mang kiếm mới ra vẻ anh hùng. Đám con gái đồng
tình:
- Đúng rồi. Thi Sách mang kiếm coi mới oai, mới ra vẻ con nhà quan
tướng.
- Kiếm đâu, kiếm đâu?
- Lấy cây chổi cho nó đi.
- Thôi chổi dơ lắm. Lấy cây thước đi.
Hồng chạy lên bàn giáo viên lấy cây thước, giắt nó vào thắc lưng
thằng Phục:
- Rồi đó, hát đi tướng quân.
Phục vòng tay thành hình vòng cung:
- Đa tạ Thi phu nhân.
Cả lớp cười ré lên. Hồng cô nương đập vai nó một cái:
- Đồ quỷ!
Chờ Hồng cô nương về chỗ rồi, Phục bắt đầu gân cổ lên:
- "Trong giây phút chia tay, tim nguyện ghi lời thề... ta xa nhau
muôn dặm dài nhưng có
nhau..."
Phục chợt đứng lại, dưới lớp nói vọng lên:
- Ủa, sao không hát nữa?
Phục gãi gãi đầu:
- Đoạn này hát sao, tui quên rồi?
- Để tui nhắc cho, hình như là "vai trên vai vĩnh viễn, trong tim
đắng cay chia sầu..."
- A, nhớ rồi, nhớ rồi. "Bầu trời Nam u tối..."
Vừa lúc đó cánh cửa bật mở. Thầy giám thị xuất hiện ở cửa lớp, cũng
vừa lúc thằng Phục xoay người, chỉa thẳng "kiếm" về phía thầy, ca
thống thiết "Quân thù gieo bạo tàn."
Thầy giám thị khựng lại:
- Cái gì đây, diễn tuồng gì đây?
Thấy thầy, thằng Phục hoảng hồn rút kiếm lại:
- Chết cha.
Thầy đi vô đứng giữa lớp. Nhìn Phục từ đầu xuống chân:
- Em làm cái gì vậy?
Phục gãi gãi đầu:
- Dạ, em làm Thi Sách.
- Thi Sách hả? Chà, oai quá hé. Thôi, tướng quân về chỗ giùm đi, để
mất công thầy mời
tướng quân lên văn phòng làm kiểm điểm lắm. Chà, lớp này vui quá
ha. Ai bày đầu vụ
này đây?
Cả lớp im phăng phắc, lấm lét nhìn thầy. Cuối cùng "Ú đại nhân"
đứng lên:
- Thưa thầy, cả lớp đều nhất trí, không có ai bày đầu.
Đông Kisốt quay lại nhìn lớp trưởng một cách "biết ơn". Nãy giờ tim
nó muốn nhảy ra ngoài. Vì biết mình là tên bày đầu, thế nào cũng
được mời lên văn phòng uống trà. Giờ đây thì thoát nạn.
Thầy giám thị gõ mạnh lên bàn:
- Quá ha. Đóng cửa lại rồi la hét rùm trong lớp, làm hai bên không
học được, muốn quậy phải không?
- Dạ không có quậy, tụi em chỉ muốn văn nghệ thôi.
- Văn nghệ gì mà ầm ĩ vậy, quá mất trật tự.
Cả lớp im ru. Thầy giám thị chợt dịu giọng:
- Thôi được rồi, muốn văn nghệ thì văn nghệ, nhưng phải hát nhỏ
thôi hoặc xuống hội trường mà chơi, để yên cho lớp hai bên
học.
Rồi thầy đi ra ngoài. Còn lại trong lớp vài ý kiến nổi lên:
- Hát nhỏ quá đâu có hứng.
- Hay mình kéo xuống hội trường?
- Thôi, gần hết giờ rồi.
Tiến đứng dậy nói một cách hào hứng:
- Vậy mai mốt trống tiết, mình kéo xuống hội trường hát cho đã,
đồng ý không bà con?
- Đồng ý, nhất trí.
- Tui ủng hộ ý kiến đó.
- Tui hoan hô hai tay hai chân.
Viễn ảnh hứa hẹn đó làm cả lớp khoái lắm. Chúng nó bắt đầu bàn tán
xôn xao về những chương trình "Hát cho tai tôi nghe" sắp tới. Còn
Phục vẫn còn muốn diễn cho hết trích đoạn của mình. Nó ngồi dựa
tường, rên ư ử "bầu trời Nam u tối, quân thù gieo bạo tàn..." Bên
cạnh diễn viên không chuyên Phục. Vũ công tử uể oải ngả lưng vào
tường, mặt
buồn rười rượi. Còn mắt thì nhìn ra ngoài cửa sổ thả hồn lung
tung.
Những lúc sau này, công tử hay như thế lắm. Nghĩa là lúc nào cũng
buồn bã ngó xa xăm, "để tâm hồn treo ngược ở cành cây", cho ra dáng
con nhà suy tư.
Chuông reo hết tiết. Công tử chợt quay qua khều tay hai tên hai
bên:
- Cúp hai giờ cuối đi uống café.
Quang và Phục không phản đối. Chúng nó cúp tiết thường đến nỗi coi
chuyện đó là hiển
nhiên. Ban đầu thì cũng thấy ái ngại lắm. Thấy nó kỳ kỳ. Nhưng cúp
riết rồi quen,
lương tâm cắn hoài cũng mòn răng, cuối cùng lương tâm cũng không
thèm cắn với rứt
nữa.
Ba tên chuồn khỏi trường bằng cách leo rào, và vào quá café gần
đó.
Ngồi trong quán café. Cả bọn bắt đầu lấy thuốc lá ra hút. Duy ngồi
dựa lưng vào ghế, lim dim thả hồn theo khói thuốc lơ lửng. Thật ra
thì nó không thích hút thuốc tí nào.
Nhưng từ lúc buồn chuyện Minh Lan, nó thấy hút thuốc mới hay. Mới
ra dáng người lớn, lãng mạn. Thế là nó tập hút, mà nó hút thì thằng
Quang và thằng Phục sợ không hút thì là con nít, nên bắt buột phải
hút theo.
Trong quán, tiếng nhạc vọng ra dìu dặt, trầm buồn "ngồi quán uống
ly café, nghe gió mưa
đi về, anh nhớ. Chuyện dĩ vãng xưa ngày xưa, khi trái tim chung
tình, hết rồi..."
Duy thấy điệu hát sao hợp với tâm trạng của nó quá. Nhớ hồi năm lớp
10 nó với Minh
Lan thân nhau rất vui. Nhưng chuyện đó qua rồi và nó thấy không có
gì buồn bằng bị
bạn bè quay lưng.
Nghĩ đến đó, nó khép mắt lại, đầy vẻ suy tư mơ mộng. Nó nghĩ mình
trông sẽ hay hay nếu làm như thế.
Ba tên cúp tiết cứ ngồi cả buổi như thế. Ai cũng tạo cho mình một
dáng điệu lãng tử. Chúng nó không thấy cô chủ quán thỉnh thoảng lại
nhìn chúng mà cười thầm.
Trong mắt người lớn. Nhìn chúng nó thật ngô nghê, buồn cười.
Ở cái tuổi không ra lớn, bé không ra bé này, chúng thường có những
hành động không
giống ai. Càng muốn thể hiện mình là người lớn, càng làm nhiều việc
lố bịch. Rồi đến
lúc nào đó nhìn lại, chúng nó sẽ thấy xấu hổ. Nhưng trong đời mỗi
người, ai không trải qua những cảm giác như vậy.
Chương 4
Thùy chở Minh Lan rẽ vào con hẻm nhỏ. Cả hai đến nhà Hồng để mượn
tập. Và để hỏi về tình hình lớp. Hôm qua cả hai đều nghỉ học. Hôm
nay nghe nói phải nộp bài tập, nên hai nàng hơi khớp. Phải lặn lội
đến hỏi Hồng để nhờ vả.
Con đường nhỏ lại đầy ổ gà thật khó đi. Chiếc dream của Thùy thỉnh
thoảng lạng qua
lạng lại suýt té. Cuối cùng hai nàng phải dẫn bộ. Minh Lan hơi bực
mình lắm. Cô nàng rất ngán đi vào mấy con hẻm thế này. Thỉnh thoảng
cô nàng đứng lại, sửa đôi giày cao gót cho khít vào chân, nhăn
nhó.
- Gần tới chưa?
- Chưa, chút nữa.
- Lâu quá, mỏi chân muốn chết luôn. Đi kiểu này hoài chắc té quá.
Biết tính Minh Lan tiểu thư, Thùy an ủi:
- Ráng chút nữa đi, gần tới rồi.
- Phải nhà nó có điện thoại, gọi tới hỏi là xong, đi thế này cực
chết được.
- Thì không có mình mới phải đi, ráng đi mà.
...............................................................
bạn đang đọc truyện tại yeutruyen.wapsite.me chúc các bạn vui vẻ
....................................................................
Minh Lan lặng im, cắm cúi đi. Được một lát, cô nàng lại rên
rỉ:
- Đau chân quá. Lúc nãy không nghĩ ra, chứ thôi đưa địa chỉ nó cho
chú tài xế đi tìm, có gì nó viết giấy cho mình.
Thùy la oai oái:
- Đã trốn học mà lại còn nhờ người khác cho bể hết hả.
- Thì nhờ tài xế của mẹ tao, chứ bộ của ba tao sao mà lo. Tao đâu
có khùng.
- Thôi lỡ rồi, ráng đi tiếp nữa đi.
Cuối cùng thì cũng đến nhà Hồng. Đó là ngôi nhà bằng cây, lợp mái
tole. Trước sân có cây mận, nhưng khoảng sân hẹp quá nên dẫn xe vô
rất khó. Hai cô đành đứng ở ngoài cổng. Thùy ngó nghiêng vào nhà,
gọi lớn:
- Hồng ơi, Hồng.
Trong nhà Hồng cô nương chạy ra. Thấy có Minh Lan, cô nàng khựng
lại ngạc nhiên. Rồi ra mở cửa:
- Vô chơi, dẫn xe vô đại đi.
- Thôi kệ nó, để đó đi.
Hồng đưa cả hai vô nhà, phòng khách hơi bừa bộn và chất đầy những
bao vải. Nhà Hồng may gia công áo gối bằng vải vụn. Nên trong nhà
lúc nào cũng đầy những mảnh vải. Cô quét vội sơ ghế, lấy chỗ cho
khách ngồi.
- Ngồi chơi, mới sáng chưa kịp dọn dẹp, ngồi đỡ nghe. Thùy khoát
tay vô tư ngồi xuống:
- Đừng để ý, làm như tụi tui là khách. Hôm qua lớp có gì
không?
- Có, cô Thy gọi Minh Lan trả bài.
- Úi trời, rồi cổ có ghi tên vô sổ đầu bài không?
- Tui không để ý, sao hôm qua hai bồ nghỉ vậy?
- Ừ... ờ...
Hồng cười tủm tỉm như hiểu ý. Nhưng không hỏi. Thùy định dấu biến
đi. Nhưng cuối cùng khai thật:
- Hôm qua xuống nhà nhỏ bạn ở Long An về không kịp.
- Trời, hôm qua lớp nghỉ quá trời, cô Thy dọa sẽ đến gặp phụ huynh
đấy.
- Ôi trời, thiệt hả?
Thùy có vẻ lo. Nhưng Minh Lan thì tỉnh bơ. Cô nàng nghĩ đó là cách
hăm dọa. Trước đây cô Thủy cũng hăm đến nhà, nhưng cuối cùng cũng
đâu có đến.
Minh Lan không hiểu sao lớp có vẻ nể cô Thy. Còn nó thì thấy cô
giáo đó không có gì đặc sắc. Cô ăn mặc bình thường. Hiền và có vẻ
gì đó nhu nhược. Bằng chứng là lớp quậy như thế đó mà cô chưa khi
nào quát tháo. Nó nghĩ cô Thy sợ lớp nó.
Minh Lan khẽ đá chân ra hiệu cho Thùy. Thùy hiểu ý nó cười cầu
tài:
- Ê, hôm qua cô cho bài tập nhiều lắm phải không? Bồ làm
chưa?
- Rồi.
- Cho mượn được không? Chiều tui mang vô lớp trả.
Hồng chưa kịp trả lời thì từ trong nhà, một đứa bé lẩm đẩm đi ra.
Hai tay nó cầm cái bô
màu đỏ, nó giơ lên, đi về phía Hồng, cười đưa mấy chiếc răng sữa
như hột bắp. Miệng
nó cong lên:
- Bô, bô.
Minh Lan kinh hãi nhìn đứa bé. Rồi quay mặt chỗ khác. Cô nàng rất
sợ thằng nhỏ ngồi bô ở đây, ghê chết!
Hồng và Thùy thì cười ngặt nghoẽo. Hồng bèn đưa thằng bé vào nhà
sau. Rồi trở lên. Minh Lan hỏi ngay:
- Bộ ngày nào bồ cũng phải săn sóc em bé như vậy hả?
- Ừ, nó dễ thương lắm, mình giữ nó nhiều nên nó hay đeo mình.
- Nó là em bồ hả?
- Không phải, con của chị mình. Chị mình đi làm, ở nhà mình phụ mẹ
mình giữ nó.
Minh Lan làm thinh. Nó không hiểu nỗi nhỏ Hồng lấy đâu ra thời giờ
mà vừa trông em bé, vừa phụ may đồ, mà lại còn có thời gian để học.
Mà thuộc lại học giỏi nữa. Nếu là nó, chắc chết mất.
Cử chỉ của Minh Lan làm Hồng thấy ngại ngại, tự ái. Lúc nãy thấy
Minh Lan đến là nó
đã thiếu tự nhiên rồi. Minh Lan tiểu thư quá nên nó đâm ra mặc cảm
về cảnh nhà của
mình.
Trước đây nhóm của Hồng rất kỵ nhóm của Minh Lan. Trong mắt nó, cô
nàng tiểu thư này kiêu kỳ và khinh người. Và nó ghét cô nàng lắm.
Từ lúc cô Thy xếp cho hai nhóm chung một tổ, dần dần nó hết ghét
nhóm đối lập. Nhưng chỉ chơi được với nhỏ Thùy. Còn Minh Lan thì có
vẻ xa vời ở thế giới khác, nó không hòa hợp được.
Thùy vô tư không để ý tâm trạng của Hồng. Nó nói huyên
thuyên:
- Em bé này giống con của chị tui đấy, phá kinh dị luôn, bồ có
tưởng nỗi không, có lần nó lấy cây son của chị tui vẽ lên cửa. Hết
xài được luôn.
- Giống bé Đức nhà mình dễ sợ.
- Còn nữa, có lần mình đang tiếp mấy thằng bạn, tự nhiên nó cầm cái
bô để trên bàn, mình quê muốn chết được.
Hai cô nàng phá lên cười. Minh Lan cũng mỉm cười theo. Cô nàng
không hiểu mấy đứa
bé phá ra sao. Nhưng cũng thấy vui vui.
Ngồi chơi một lát, Thùy lại mon men nói về mục đích của mình:
- Bồ cho tui mượn tập được không, chiều tui mang vô lớp luôn.
- Được chứ, bồ chờ mình chút nghe.
Hồng đứng dậy đi vào nhà. Còn lại hai người, Minh Lan và Thùy nhìn
nhau, thở phào
nhẹ nhõm. Hai nàng không ngờ Hồng cho mượn dễ dàng như thế. Thùy
nói với Minh
Lan:
- Hú hồn hú vía. Tao sợ nó không cho, vừa quê, vừa mất công. Chiều
nay chắc trốn giờ cô Thy luôn.
Minh Lan không nói gì nhưng nó thấy hơi cảm động. Nó sợ Hồng cô
nương sẽ ghét nó mà không cho mượn tập. Thì ra con nhỏ đanh đá
nhưng cũng rất tốt bụng chứ không làm hiểm như nó tưởng.
Có tập rồi, hai nàng đứng dậy ra về. Bây giờ Minh Lan không khó
chịu vì con đường nhỏ xíu khó đi nữa. Nó bắt đầu nghĩ về Hồng với
chút mến mến.
Hai nàng về nhà Minh Lan, vui vẻ chép lại bài tập. Kiểu đối phó thế
này cô Thy có kiểm tập cũng không sợ. Coi như nó chuộc lại cái tội
bỏ học hôm qua.
Thùy về rồi, Minh Lan chuẩn bị tập vở, bỏ vào cặp. Còn hơn hai
tiếng nữa mới đến giờ đi học. Nó chẳng biết làm gì cho hết thì giờ.
Ngoài việc gọi điện nói chuyện với bạn. Hoặc xem tivi, hoặc đi
chơi.
Chán quá, Minh Lan đến tủ tìm một cuộn băng ca nhạc, nhét vào đầu
máy. Rồi nằm dài ra giường xem, nhưng tiểu thư chỉ nhìn màn hình
chứ chẳng để tâm vào đó. Tiểu thư đang nhớ đứa bé ở nhà nhỏ Hồng.
Trông nó thật dễ thương với những bước đi chập chững. Còn cử chỉ
thì vụng về ngộ nghĩnh thật đáng yêu.
Tiểu thư bỗng thấy thích có đứa bé trong nhà, để nựng nịu chơi đùa
với nó. Chơi đùa
thôi, chứ đừng chăm sóc lúc nó bô, ghê lắm. Cái tính tiểu thư đã ăn
sâu vào đầu cô nàng
rồi.
Mà thật ra nhà nhiều người lại vui hơn. Minh Lan thích như vậy. Cho
nên dù được ba mẹ cưng chiều tới bến có lúc cô nàng vẫn thấy
buồn.
Tuần này là tuần nặng nề của lớp. Vì phải làm bài kiểm tra môn Sinh
vật một tiết.
Vốn biết lớp có nhiều nhân vật lười học, thầy chỉ khoanh vùng ba
bài, đánh dấu hẳn hoi
để khích lệ tinh thần của lớp. Nhưng một khi đã lười rồi thì một
bài cũng là nhiều. Nhiều
vị đã "mặc cả" để thầy bớt thêm. Nhưng thầy cương quyết quá nên các
vị phải chịu thua.
Trong thời điểm lịch sử này. Vũ công tử đã trở thành một nhân vật
anh hùng. Vì đã giúp lớp lèo lái để vượt qua nguy khốn.
Hôm nay vào lớp, công tử cầm một tờ giấy đi lên bảng. Chờ cho lớp
trật tự rồi, công tử nói hết sức từ tốn:
- Tôi có một phương pháp sử dụng tài liệu công khai, mà không sợ bị
thầy phát giác, nếu các bạn...
Công tử nói chưa dứt câu thì cả chục cái miệng đã nhao nhao
lên:
- Phương pháp gì vậy? Chỉ tui đi, chỉ tui đi.
- Các bạn đừng có la lớn, coi chừng lớp khác biết, tôi sẽ phổ biến
cho các bạn, với điều kiện là không ai được tiết lộ bí mật, hứa
không?
- Hứa, hứa.
- Vậy thì các bạn viết vào tập đi.
Nói xong, Duy lên bảng, viết một dọc mẫu tự A, B, C. Phía dưới, cả
lớp ngồi ngẩn ngơ nhìn, rồi la lên:
- Ê, mấy chữ này em bé mới sinh cũng biết, dạy tui làm chi.
Duy làm thinh như không nghe. Viết xong một cột, nó ghi thêm một
cột bên cạnh cũng những mẫu tự kỳ quặc, lạ mắt. Dưới lớp, cả bọn
thao láo mắt nhìn. Nhìn mãi cũng không hiểu. Đô ng Kisốt hỏi
lớn:
- Chữ đó là chữ gì vậy?
Duy quay xuống lớp, dáng điệu chững chạc như thầy giáo:
- Đây là ký hiệu ngữ âm. Thí dụ chữ A là ký hiệu chữ này. Mình có
thể chép tài liệu bằng ký hiệu, bảo đảm thầy không biết.
Mấy chục cái đầu bác học ngồi im ngẫm nghĩ một lúc rồi lại nhao
nhao:
- A, hiểu rồi, hiểu rồi, tuyệt cú mèo.
- Một chiêu xuất chúng, từ nay ta khỏi lo học bài nữa.
- Hoan hô Vũ công tử, Vũ công tử muôn năm.
Chúng nó hí hửng lấy tập ra, hí hoáy viết ký hiệu ngữ âm. Mặt ai
cũng tươi rói, rạng rỡ. Ngay cả lớp trưởng đại nhân cũng phân vân
một chút rồi hăng hái "nhập" tài liệu vào tập. Đến giờ Sinh vật.
Khi thầy viết ba câu hỏi lên bảng. Cả lớp ngồi im ru chép vào giấy.
Vẻ ngoan ngoãn khác thường, sự ngoan ngoãn làm thầy vô cùng ngạc
nhiên. Đây là lần đầu tiên kiểm tra mà chúng nó không la hét chí
chóe. Lạ thật!
Viết đề xong, thầy ngồi trên bàn nhìn xuống lớp. Ai cũng làm bài
chăm chú. Quả là một hiện tượng hiếm có. Thầy Dương thấy phấn khởi
lắm.
Nhưng một lát sau, thầy lại phát hiện điều gì đó hơi bất thường.
Chúng nó cứ liếc xuống bàn, rồi bình tĩnh viết vào giấy. Thầy bước
xuống lớp, đến đứng bên bàn thằng Tiến thấy tờ giấy để nửa kín nửa
hở dưới quyển tập, thầy rút ra, cầm lên xem:
- Cái gì đây?
Đông Kisốt hơi run, mắt nó lấm lét nhìn thầy. Nhưng nó cũng nói
cứng rắn:
- Cái này là giấy nháp, em viết chơi.
Thầy Dương chăm chú nhìn tờ giấy, đúng là không phải tài liệu.
Nhưng mấy chữ số kỳ lạ được viết ngay ngắn thì thật là bất
thường.
Thầy quay qua bàn thằng Phục. Nó cũng có một tờ giấy y như thế.
Bước qua dãy bàn con gái, thầy lật xấp giấy cô nàng Mai Thanh lên.
Lại cũng tờ giấy có nét chữ kỳ quặc. Thầy Dương nghiêm mặt nhìn Mai
Thanh:
- Cái này là cái gì đây, trả lời thật với thầy đi.
- Dạ... dạ...
Mặt Mai Thanh xanh mét, cô nàng đứng mà run như thằn lằn đứt đuôi.
Thầy Dương giận quá, quát lên:
- Tôi hỏi cái này là cái gì?
- Dạ, dạ... em không biết.
Thầy Dương quay qua mấy bàn khác. Có đến nửa lớp sử dụng loại bùa
bát quái như thế. Thầy biết chúng dùng tài liệu. Nhưng không đọc
được mấy con chữ ky quặc đó. Giận quá, thầy bắt lớp trưởng đứng
lên:
- Em cho thầy biết, em nào bày ra chuyện này?
Lớp trưởng là người có tinh thần đồng đội nhất. Đời nào nó quay
lưng phản bạn. Nó lấm lét nhìn thầy rồi nói:
- Dạ, em không biết.
Tra vấn cả buổi, chúng nó cũng không khai ra tên cầm đầu, mà cũng
không nói mấy chữ kỳ quái đó là cái gì. Chưa bao giờ thầy Dương nổi
giận như thế, thầy quát lên:
- Cả lớp xuống sân đứng dưới cột cờ cho tôi.
Thế là nguyên lớp lục tục kéo xuống sân. Lúc đi xuống cầu thang,
thằng Phục quay xuống nhóm thằng Tiến, thì thầm:
- Tụi bây không được khai thằng Duy nghe, đứa nào khai là phản bạn,
khai trừ đứa đó ra khỏi lớp luôn.
Thằng Tiến vung tay lên, hùng hồn:
- Đánh chết cũng không khai, đứa nào khai là phản bạn.
Cứ thế, hàng trên truyền tin xuống cho hàng dưới. Ai cũng đồng tâm
nhất trí giữ bí mật cho đến cùng.
- Thế là giữa trưa nắng chang chang. Nguyên lớp 11C đứng thành hàng
ngay ngắn dưới cột cờ. Tiến Đông Kisốt luồn tay đưa chiếc khăn của
nó cho Mai Thanh:
- Bà đội khăn đi, coi chừng nhức đầu đó, bà là vua bị bệnh, phen
này thế nào cũng bị cảm
cho coi.
Thế là mấy tên khác cũng lấy khăn tay của nó đưa cho bọn con gái.
Trong cơn hoạn nạn,
tinh thần đoàn kết của chúng càng lên cao. Đúng với phương châm
"đoàn kết là chết
chùm".
Lúc đó cô Thy đang dạy ở lớp đầu dãy. Nhìn ra sân thấy lớp mình chủ
nhiệm bị phơi
nắng, cô vội bảo lớp trưởng đọc bài cho lớp viết. Rồi đi lên văn
phòng.
Thầy Dương đang ngồi ở phòng giáo viên, thấy cô Thy, thầy đưa ra
ngay mấy tờ giấy vẽ
bùa:
- Lúc nãy tôi cho lớp cô làm kiểm tra, đứa nào cũng có một tờ thế
này, tôi nhìn hoài mà
cũng không biết đó là cái gì, đây cô xem.
Cô Thy cầm mấy tờ giấy, nhìn lướt qua. Cô thấy ngạc nhiên vô
cùng:
- Cái này là ký hiệu ngữ âm, nó có trong chương trình năm thứ nhất
của sư phạm văn, làm sao chúng nó biết được.
Thầy Dương lắc đầu:
- Lớp cô làm tôi đau đầu quá, tôi đứng lớp nhiều năm, nhưng chưa
bao giờ gặp trường hợp thế này.
Thầy giám thị cũng cầm lên xem, rồi cũng lắc đầu:
- Để thời giờ học mấy thứ này thà chúng nó học bài có hơn không.
Đám trẻ này thật không hiểu được.
Thầy Dương ngán ngẩm:
- Nhớ mấy ký hiệu này khó chứ đâu có dễ, vậy mà chịu làm. Còn học
hành nghiêm chỉnh thì không chịu. Chúng nó đem trí thông minh sử
dụng vô mấy chuyện vớ vẩn thật.
Cô Thy lo lắng nhìn ra ngoài sân. Rồi quay qua thầy Dương:
- Chúng nó quậy thật. Nhưng phạt như thế này sợ mấy đứa con gái bị
cảm mất, hay là thầy tha cho lớp, để em giải quyết chuyện này
cho.
- Được rồi, tôi giao lại cho cô, cô điều tra giùm, xem đứa nào bày
ra vụ này.
Cô Thy nhanh nhẹn đi ra sân. Vừa thấy cô chủ nhiệm, mấy cái mỏ lập
tức rên xiết:
- Cô ơi, tụi em nhức đầu quá cô ơi.
- Đứng đây nắng khó chịu quá cô ơi.
- Cứu tụi em với cô.
Cô Thy đứng trước lớp, nghiêm nghị:
- Thấy các em đứng ngoài nắng thế này, cô cũng sót ruột lắm. Cô đã
xin thầy tha cho lớp. Các em về lớp đi. Nhưng từ đây đến hết giờ
các em phải im lặng. Nếu làm thêm tội ồn ào, cô không xin được các
em đâu.
- Dạ.
- Tụi em cám ơn cô.
Cả lớp lục tục đi lên. Vừa đi vừa bàn tán xôn xao:
- Sao cô Thy không hỏi tội tụi mình.
- Hay là cô biết đứa nào bày đầu?
- Làm sao cô biết được.
- Coi chừng có đứa nào nói với cô đó, dám lắm à.
- Đứa nào nói tao sẽ xử tội nó.
Vào lớp rồi mà chúng còn ồn ào thắc mắc. Nàng lớp trưởng đập
bàn:
- Im lặng giùm đi, mới hứa với cô rồi mà còn ồn hả?
Cả lớp lặng dần xuống. Nhưng vốn còn bao nhiêu điều thắc mắc, không
nói ra thì không chịu nỗi. Chúng nó bèn hạ giọng xuống, cuối cùng
chỉ còn là những tiếng xì xầm:
- Không lẽ cô xin tha tội cho tụi mình dễ dàng vậy sao?
- Không bắt được ai cầm đầu, dễ gì thầy Dương bỏ qua.
- Chắc cô Thy hứa điều tra cho thầy, thầy mới nể tình cô tha cho
mình.
- Chắc vậy, không nói ra cũng tội nghiệp cô Thy.
Mặc cho xung quanh bàn tán, Vũ công tử vẫn tỉnh bơ như không có
chuyện gì. Không phải nó hoàn toàn yên tâm bạn bè sẽ bảo vệ mình.
Cái đó cũng có nhưng có một tâm lý khác, là nó cóc sợ bị phát giác.
Bất quá nó bị phạt, hoặc gởi thư về nhà là cùng. Phạt thì nó cũng
quen rồi. Gởi giấy về nhà nó cũng cóc sợ. Vì nó sẽ cho người làm
trong nhà giấu biến đi. Đã mấy lần như vậy rồi.
Ba nó làm giám đốc của một công ty, đi tối ngày. Còn mẹ thì suốt
ngày đánh bài ở nhà
mấy người bà bạn. Nó còn một chị đang học đại học. Mà chị ấy thì
đời nào quan tâm đến
chuyện của nó. Cho nên những gì nó gây ra, nó chẳng sợ bị ai khống
chế cả.
Giờ kế là giờ của cô Thy, cả lớp đã đoán là cô sẽ dành nguyên giờ
để điều tra về chuyện
viết bùa. Cho nên khi cô bước vô lớp, ai cũng có tâm lý đề phòng và
lo ngại.
Nhưng cô Thy làm chúng nó hết sức ngạc nhiên. Khi cho cả lớp ngồi
rồi, cô đứng bên
bàn, nói như thông báo:
- Giờ kiểm tra môn Sinh vật lúc nãy thầy Dương sẽ không chấm điểm
cho các em. Cách hay nhất là các em về học bài cho nghiêm túc, thầy
sẽ cho làm bài kiểm tra lại.
Dưới lớp bắt đầu có những phản ứng khác nhau. Đứa thì thất vọng vì
công của nó trở nên công toi. Đứa thì mừng húm vì thoát nạn. Đứa
lại thắc mắc sao cô Thy không phạt.
Cô Thy chờ cho tiếng ồn lắng xuống rồi nói thật nhẹ nhàng:
- Cô rất ngạc nhiên vì các em thông minh như vậy, học những ký hiệu
ngữ âm đó rất khó. Thế mà các em đã học được. Nhưng sao các em
không sử dụng trí thông minh học bài cho nghiêm chỉnh, như vậy có
lợi cho các em hơn.
Cả lớp kinh ngạc nhìn cô Thy. Chúng nó kinh ngạc vì hai điều. Điều
thứ nhất là tại
sao cô biết được ký hiệu ngữ âm. Điều thứ hai là cô không mắng mà
bảo chúng thông minh. Cô làm cho tâm lý chúng nó bị đảo lộn. Và
chúng thấy những trò tinh nghịch của mình chẳng vui và chẳng còn ý
nghĩa gì nữa.
Cả lớp còn đang ngẩn ngơ thì cô Thy nói tiếp:
- Cô biết chắc chắn phải có em nào đó dạy, các em mới biết các ký
hiệu đó. Cô không yêu cầu lớp nêu tên em đó ra nhưng cô kêu gọi sự
tự nguyện của các em. Cô hứa sẽ không mách lại để thầy Dương phạt
em đó.