Duck hunt




Chương 9

Một buổi sáng, chính uỷ Đỗ Mạnh, người thủ trưởng rất kính trọng của Sài đến thăm anh. Trong ý nghĩ của mình an không thể nghĩ có chuyện đos. Anh cuống quýt tiếp ông và vào phía sau ri-đô gọi Châu. Cô đang khóc cả vì sự uất hận, cả vì nỗi nhớ da diết những phút giây đầu tiên với người con trai trong đời mình. Nước mắt ràn ra ướt đầm cả áo gối. Sài không hiểu chuyện gì xảy ra, nói như van lạy cô lau mặt rồi ra chào thủ trưởng. Nhất định cô không muốn dứt bỏ dòng suy nghĩ của mình. Anh ức đến nghẹn cổ đành phải sượng sùng nói dối là cô bị cảm chưa dậy được. Sẵn nỗi ”căm hờn“ ấy buổi trưa hai người ngồi điểm lại bạn bè mỗi bên xem còn thiếu ai chưa mời, anh hỏi: ”Đã mời anh Toàn chưa?“. Châu không hề nghĩ có câu hỏi đó, cô buột mồm hỏi lại. ”Toàn nào“- ”Em quên, để anh đi mời trực tiếp nhé!“ Tưởng vợ cố tình nói dối, cái tính ích kỷ, chấp vặt vốn có tự nhiên nổi lên khiến mặt anh lạnh đi. Châu nhìn như xói vào mặt anh, khiến anh hơi cúi bẽn lẽn. Hai hàng nước mắt từ từ chảy cô lặng lẽ đứng dậy lấy nón, dắt xe trở về nhà mình. Sự tức giận kiên quyết của cô khiến hôm sau Hiểu phải đến dỗ dành như van lạy và bắt Sài phải trực tiếp xin lỗi, cô mới chấp thuận có mặt ở đám cưới. Đấy là sự kiện thứ nhất ghi ở trang đầu tiên trong tập hồ sơ của toà án nói rằng: trước khi tổ chức lễ cưới một ngày hai bên đã mâu thuẫn căng thẳng, tuy chỉ là chuyện sinh hoạt bình thường nhưng do không hiểu ý nhau chị Châu đã có ý định bỏ đám cưới. Nhờ sự dàn xếp của gia đình và bạn bè, anh Sài tự thấy mình có lỗi đã đến xin lỗi chị Châu nên đám cưới vẫn được tiến hành tốt đẹp.


Chương IX

Sài choàng tỉnh đã thấy vợ ngồi ở cuối giường. Lưng tựa vào tường tay bó lấy gối, hai mắt cô mở to nhìn đăm đắm vào ngọn đèn ngủ trên mặt tủ. Lướt thấy khuôn mặt buồn rầu của vợ, anh muốn choàng dậy nhưng chỉ hỏi nhỏ:

- Không ngủ được hở em.

Hoặc chưa nghe thấy, hoặc không muốn trả lời, cô vẫn ngồi trong dáng im lặng mệt mỏi. Sài bật dậy lo lắng:

- Làm sao thế em?

Cô như choàng tỉnh, đôi mắt nhìn xa xăm hơi nheo lại, mỉm cười vuốt vuốt mái tóc rối bời của chồng, tay kia cầm lấy tay anh đặt vào làn da bụng căng lên lùm lùm. Sài khẽ xoa như chỉ sợ chạm mạnh làm đau ”đứa con“, theo anh mới khoảng hơn một tháng gì đấy. Sài cười tí tửng nhìn vợ. Cô kéo áo hất lên, ấn đầu anh vào bộ ngực nở nang của mình rồi cúi xuống như để giấu anh đi, mỉm cười thích thú về cái trò chơi ấy. Sài bị ngẹt thở. Anh phải lúc lắc đầu nhoai lên cho hai cánh mũi hở ra lấy hơi, nhưng cô lại vỗ vỗ lên đầu ra hiệu cho anh phải để im. Anh ngoan ngoãn làm theo sự điều khiển của vợ. Đấy là những ấn tượng không thể quên của tuần lễ đầu tiên trong ”tuần trăng mật“ của hai người. Vì nó, anh sẵn sàng làm được tất cả những gì để vừa lòng vợ. Được báo tin đi ôn thi để nghiên cứu sinh anh hỏi vợ:

- Thế nào em.

- Anh đi học thêm thì tốt nhưng...

Cô chưa nói được cái điều ngập ngừng thì anh đã hiểu những ngày này vợ rất cần sự chăm sóc của anh. Khi sinh nở, mình đi vắng hoặc ít ra cũng vùi đầu vào học ngoại ngữ, lớn tuổi học ngoại ngữ mồm miệng cứng như cái cạp rổ suột, gò nắn rất khó. ấy là chưa kể đầu óc không thể tập trung như khi son rỗi. Để học cho đạt kết quả, làm sao có thể trông nom được vợ con. Ai giúp mà không có mình cũng không thể yên tâm.

- Hay anh để đến đợt sau. Khi nào em sinh nở xong.

- Tuỳ anh quyết định.

- Thế thì còn gọi gì là bàn bạc nữa.

- Em thì bao giờ chả muốn ở gần anh nhưng sợ ảnh hưởng đến dự định của anh.

- Dự định của anh là tất cả vì em. Thôi quyết định để đến đợt sau- Và, anh lại được ban thưởng bằng cái nhìn chan chứa, tưởng cả đời em và anh cứ bay giữa mênh mông của đôi mắt ấy. Anh cũng đã quyết định xin chuyển ngành làm công tác thi đua, công đoàn ở một bộ. Với công việc của mình anh có điều kiện chăm lo, giữ gìn cho vợ. Sáng, khi vợ dậy nấu cơm, anh cũng dậy, lúc đầu thì ngồi bên em và nghe sai vặt, cầm đôi đũa cả, cái muôi, lấy chai nước mắm, bóc củ tỏi, cầm lọ mì chính, dù những thứ đó ở ngay chạn chỉ cần đứng dậy với tay là tới. Về sau thì anh làm luôn mọi việc: luộc rau, nấu cơm, đun lại xoong thịt, tráng trứng. Dần dần, anh có vẻ thích thú với công việc mình làm, mà cô thì mỗi ngày một nặng nề mệt mỏi thêm. Thôi em cứ ngủ để anh một mình anh dậy. Khi xong xuôi, bắt đầu dọn mầm bát, anh gọi vợ dậy đánh răng rửa mặt. Được ngủ tròn giấc cô thấy mình hoàn toàn khoẻ khoắn thoải mái. Nhưng bao giờ ngồi dậy cô cũng hơi uể oải một chút, nhăn nhó một chút, như thể cái lý do để cô được chiều chuộng là ở chỗ ấy. Cô ngồi ăn, anh đi lấy cặp lồng của hai người xới cơm, sẻ thức ăn. Bao giờ anh cũng gạt sẻ cho vợ phần nhiều khiến cô phải gắt lên: ”Thì cứ để đấy ăn xong rồi làm, việc gì anh cứ phải vội vã tất bật“- ”Làm xong rồi ăn cho nó yên chí“. ăn xong, trong khoảng thời gian vợ chải chuốt, thay quần áo anh rửa bát đũa, bơm xe. Vợ bảo để em rửa. Anh bảo mất thời gian. Vợ chuẩn bị xong thì anh cũng xong. Vợ gàn: ”Bỏ đấy để đến chiều“. Anh gạt đi. Anh chúa ghét kiểu để dành việc. Lai vợ đến cơ quan rồi anh mới đạp trở lại cơ quan mình. Chiều cũng ngần ấy động tác chuẩn bị một bữa ăn và giặt giũ. Ngày hôm sau cũng thế. Những ngày sau nữa cũng nấu ăn, giặt giũ. Anh cảm thấy người đàn ông sức dài vai rộng như anh làm lụng như bay. Còn thừa thãi thời gian sức lực anh bảo vợ đưa sổ gạo và toàn bộ tem phiếu tranh thủ lúc rảnh việc và buổi trưa đi xếp hàng, gửi chỗ và nhờ người mua. Anh mua dầu và gạo mì, thịt, cá, đậu phụ, mì chính và nước mắm, đường và xà phòng. Nói chung, việc xếp hàng mua bán đối với anh tuy có vất vả một chút nhưng không đến nỗi ghê gớm như người ta kêu. Một cuộc sống yên ả đều đặn, vợ chồng anh là niềm mơ ước của nhiều người. Chồng cán sự sáu, vợ kỹ sư, nhà cửa giường tủ bàn ghế đàng hoàng. Chưa phải nuôi con, họ có quyền kiêu hãnh về sự đầy đủ của mình so với cuộc sống vật chất khốn khổ của mấy nhà xung quanh. Nhưng người đầu tiên xuất hiện sự lo ngại chô họ lại là Tính. Từ khi cưới nhau đã ba tháng Sài không hỏi han gì đến người ở quê. Kể cả Tết, Tính cho con mang gà và gạo nếp lên cho chú thím, Sài cũng chỉ nhắn một câu: ”Bảo bố, chú bận quá không thể về được“. Tính sốt ruột lên thăm em. Anh qua chỗ Hiểu rủ cùng đến chỗ Sài. Hiểu cũng phàn nàn cậu ấy có vẻ lo lắng cho gia đình quá, ít khi lại đây. Vẫn giữ cái quyền được lo toan, săn sóc, anh mang cho em hai chục trứng, mấy cân lạc và dặn vợ chồng phải ăn uống giữ gìn sức khoẻ. Châu bắt chồng lên nhà tiếp anh chồng và Hiểu để các việc cô làm. Nhưng vốn quen thói của người đầu bếp anh không thể yên. Lên nhà pha ấm nước chưa kịp rót anh lại xuống bếp lấy đũa so nồi cơm trong khi vợ đang rán cá. Chạy lên nhà lấy bao thuốc và rót nước mời, hai anh chưa kịp uống Sài lại chạy xuống cho cơm cạn và bắc nước luộc rau. Vợ gắt: ”Anh buồn cười thật. Bảo cứ kệ em“. Anh gạt đi: ”ối giời, anh em nhà, việc gì phải tiếp“- ”Không được,anh lên đi“. Anh miễn cưỡng phải lên. Lần này thì ngồi uống nước đàng hoàng. Định tham gia câu chuyện giữa Tính và Hiểu về sự hư hỏng của bọn trẻ con hiện nay chọt nhớ ra rổ rau sống mới nhặt chưa kịp rửa còn để trên nắp thùng phuy đựng nước dự trữ. Anh vội vàng xuống rửa rau và hoà nước muối ngâm. Mặc dầu anh chỉ ”chạy cờ“ những việc lặt vặt còn toàn bộ bữa cơm giản dị và hết sức ngon lành khéo léo đều do tay vợ làm, khi tiễn một đoạn đường, nét mặt Tính vẫn trịnh trọng bảo em: ”Phải chú ý. Anh thấy em cứ lao vào những công việc lặt vặt rồi chả làm được việc gì đâu“. Sài hơi khó chịu về quan niệm không thức thời của anh.Thời buổi này ai chỉ nghĩ đến việc to tát là viển vông. Mà làm sao lại có thể như anh ấy được. Anh không hề thông cảm gì cuộc sống và những mối quan hệ ở thành phố. Mình trình độ đại học, họ cũng kỹ sư, cả trình độ lẫn đồng lương không hơn kém nhau là bao. Mình lên mặt trịnh thượng với họ thì chỉ có về quê may ra mới không phải nhúng tay vào công việc vặt vãnh. Sài như nghẹn lại về sự phê phán nhắc bảo rất cổ lỗ của anh trai. Mãi sau anh mới nói được:

- Anh bảo, cùng đi làm giờ giấc như nhau, khi về cũng phải mỗi người một tay, cô ấy lại nặng nề khó khăn hơn em.

- Thì anh cứ nói chung thế để em chú ý. Mình phải giúp đỡ thím ấy chứ. Mình bỏ mặc thế nào được.

Quay trở về nhà vừa xếp dọn xong mâm bát vẫn chơ chỏng giữa nhà vừa nghe vợ càu nhàu.

- Em bảo anh bao nhiêu lần rồi vẫn không được.

- Gì thế?

Sẵn nỗi bực, anh hỏi sẵng. Cô vợ lặng đi vì sự phản ứng của anh.

- Chỉ có mỗi việc bảo là làm gì cũng phải cho nó đàng hoàng. Tại sao anh không dọn cơm ở trên giường lai trải chiếu ở một góc dưới đất trông lúi xùi như đám người đi ngồi nhờ.

Tưởng gì, cái cô này đúng là đàn bà. Toàn để ý những chuyện vụn vặt. Anh thấy người nhẹ đi.

- Thì anh em trong nhà cả, có ai mà phải lo.

- Nếu chỉ có anh em nhà anh, anh muốn làm thế nào tuỳ anh. Nhưng có em thì anh đã không được để anh Tính ngồi đấy, huống hồ lại có cả anh Hiểu. ở với anh Hiểu mãi anh có biết tính anh ấy cẩn thận, lịch lãm như thế nào không? Anh làm thế, các anh ấy nghĩ là em sợ bẩn cái giường nằm.

- Thì anh chủ động, nếu nghĩ gì thì các anh ấy nghĩ anh, chứ tại sao lại trách em được.

- Anh làm em phải chịu. Người ta sẽ nghĩ tính đàn bà hay tiếc của. Chắc thằng này sợ vợ không dám mời khách ăn trên giường.

- ừ thì sợ vợ đã sao. Sợ vợ mình chứ sợ vợ người khác đâu mà thiệt. Anh nói tuế toá cho xong cái chuyện vặt vãnh ấy. Việc gì phải ý tứ giữ gìn với anh em bạn bè, và nhất là vợ con trong nhà.

Nhưng cô thì không thể nào coi là chuyện nhỏ. Ngược lại, nó làm lớn dần lên mối nghi ngờ của cô cho rằng sống gần sẽ hiểu và xoá dần cái khoảng cách về các tính giữa hai ngừơi. ấy là chưa kể những khi có khách, ngồi kéo quần lên tận đùi và thượng cả hai bàn chân đi xa về chưa kịp rửa lên ghế. Ăn uống thì húp háp xì xoạp, mồ hôi mồ kê đầm đìa nhễ nhại. Ăn xong ngồi xỉa răng nhanh nhách, đôi khi há mồm vẹo cả mặt để thò ngón tay vào cậy các thứ mắc kẹt ở kẽ răng. Nhắc xong lại quên. Chả nhẽ việc gì cũng phải nhắc nhở. Có lúc xấu hổ đỏ nhừ cả mặt, cô giận đến nỗi coi những cái đó như một mối hận đành nuốt vào lòng. Những chuyện đó sau này không có ai khai để ghi vào văn bản nhưng lại là những mấu chốt đầu tiên và sâu xa có khi còn lớn hơn cả sự quát tháo đánh mắng của một kẻ làm chồng vũ phu.

Thực ra, Sài cũng để ý xem xét xung quanh và nghe vợ sửa được nhiều cái theo anh nó không phải là xấu mà cốt để chiều cô. Khốn nỗi, từ trong tiềm thức của mình anh thấy những việc ấy rất vô lý. Chẳng hạn cái phép lịch sự ngày xưa cha mẹ dạy dỗ sự cung kính, lễ phép bây giờ nó lại thành cung cách của một kẻ yếu đuối, hèn mọn. Cái tình cảm chan hoà ào ạt với hàng xóm và cuộc sống lính tráng bây giờ bị xem như là xuồng sã. Một thằng bạn mười năm trước dúi mình xuống khe đá nằm đè lên trên chịu hai mảnh bom giặc găm vào đùi bây giờ gặp nhau cũng chỉ bắt tay, dù là thật chặt nhưng chỉ cần giơ một bàn tay thẳng thắn cho nó bắt, nói với nhau dù thân thiết nhưng chỉ nên vừa đủ nghe, không được kêu toáng lên, không được ôm lấy nhau mà quay cuồng trông nó trẻ con lắm. Bây giờ mời thằng bạn chí cốt từ quê lên, từ xa về chỉ cần biểu lộ sự nhiệt tình thành thật trong một vài lời nói không được túm tay giằng kéo nhau giấu mũ, giấu túi. Bây giờ khách của ai người ấy tiếp, không việc gì cứ phải bắt vợ hong hóng ngồi với khách của mình mệt đến bã cả người. Toàn những chuyện hình thức phù phiếm. Nhiều lúc anh thấy tự ái, mình không còn là mình. Xử sự việc gì cũng không phải là của mình, vì mình, tự mình quyết định. Tất cả là của cô ta, phải làm theo ý cô ta. Nhưng yêu nhau phải thế biết làm thế nào. Thành ra, anh cứ phải cố. Cố bù đắp chỗ chưa thích hợp bằng công việc, bằng sức lực thường trực của mình cho sự hoà hợp êm thấm. Nhưng càng ngày Châu càng lặng lẽ, thoắt buồn, thoắt vui, nhiều khi gắt gỏng, giận dỗi vô cớ. Anh than phiền với mấy bà cùng khu nhà. Ai cũng bảo: Chú thì tốt quá rồi, nhưng phải thông cảm cho cô ấy bụng mang dạ chửa. Người đàn bà lúc có mang là hay cáu gắt chứ không có chuyện gì đâu. Sinh con xong là hết thôi mà. Có lẽ là thế. Anh thấy mình được an ủi, càng nén chịu và thương vợ hơn. Cái tháng thứ ba đã qua, nghe người ta dặn dò mách bảo,lai vợ đi làm anh có cảm giác như ở phía sau mình là bát nước đầy chỉ hơi chao lạng một chút là rào sóng đi mất. Nhiều lúc anh cứ định để vợ ngồi yên trên xe còn mình xuống dắt thì mới được yên tâm. Thực ra, sự nhẩm tính của anh sai lệch đến hàng tháng. Hoặc chiều anh, hoặc chính mình cũng muốn tính theo cái thời gian của chồng, Châu ngoan ngoãn chấp nhận những lo lắng trịnh trọng khi sự nguy hiểm kiêng cữ đã qua. Chỉ khổ nỗi, chồng không phải là kẻ đần độn ngu si mà không hề hiểu gì những cái đơn giản, làm cho những kỷ niệm của mối tình cay đắng cô muốn vùi lấp, nó cứ cộn lên không sao kìm giữ. Ngày xưa, không bao giờ Châu phải nói ra điều gì anh ta vẫn như nghe thấy tất cả đòi hỏi của tình cảm và thói quen của Châu. Chưa một lần nào anh ta đem đến cho Châu thứ gì mà cô không thích và ngược lại cái gì Châu không thích chẳng bao giờ anh ta nài ép. Bây giờ... Châu ốm phải ở nhà. Sài cũng chạy đến cơ quan một lúc rồi về. Ghé đít vào thành giường đặt tay lên trán vợ như kiểu thầy thuốc thăm bệnh an ủi: ”Lát nữa bạn anh ở viện 354 sẽ đến đây xem tình hình thế nào. Em thấy mệt lắm không? Không thấy vợ mở mắt trả lời anh biết mình lại lỡ, hỏi điều không cần hỏi. Đứng dậy châm thuốc hút, anh có cớ đê ngồi xuống gần vợ hơn. Anh lấy tay bóp nhẹ hai bên thái dương rồi hai vai, hai cánh tay. Cử chỉ của anh làm cho cô cảm động. Cô cầm lấy tay anh đặt lên bụng mình. Dù bàn tay ở phía ngoài áo anh vẫn có cảm giác ở phía trong trồi lên cái cục đang di động. Anh luồn tay vào nhẹ nhàng lướt theo nó. Cô đặt hai tay mình lên tay chồng, nét mặt có phần tươi tỉnh lên. Ngồi một lát anh lại hỏi: ”Ăn gì để anh đi mua?“

- ”Thôi cứ ngồi đây với em một lúc“. Anh thấy nỗi lo sợ hoảng hốt được nhẹ vợi. ”Em phải cố chịu để anh khỏi ảnh hưởng đến con nhé!“ Cô gật đầu ngoan ngoãn. Cái cử chỉ sao mà đáng yêu, khiến Sài cũng như nhiều chàng trai trước anh đến ”khốn khổ“ về cái gật đầu này. Bác sĩ quân y bạn của Sài đến thăm bệnh, cho thuốc, dặn Châu và Sài không có gì đáng ngại, uống hết chỗ thuốc anh ta cho là khỏi. ”Chịu khó ăn uống mới lại sức được“. Thế là Sài lại săn đón gặng hỏi vợ thèm gì, thích ăn gì để anh đi làm, đi mua. Nể chồng và nghe lời dặn của bác sĩ, dù mồm miệng nhạt thếch không thiết bất cứ một thứ gì cô vẫn phải nói đẻ anh yên lòng: ”Mua cho em bát phở vậy“. Anh hào hứng xách cặp lồng ra hiệu phở đầu phố. Đến nơi, anh mới nhớ không biết vợ thích ăn phở gà hay phở tái. Lưỡng lự một chút anh mượn bát của chủ mua cả hai thứ. Châu phải nhắm mắt, nhắm mũi để ăn hết bát phở gà. Anh nài vợ ăn thêm ít phở tái. Cô rùng mình xin nước rồi nằm. Người cô vẫn nôn nao sờ sợ mùi phở. Thấy vợ ăn được, buổi chiều anh lại mua phở. Rồi cả hai ngày sau toàn mua phở gà cho vợ. Có bữa ăn được một tý, có bữa bỏ, nhưng anh vẫn cứ mua đều đặn. Đến ngày thứ ba mua phở về cho vợ rồi anh phải đi họp ở cơ quan. Châu nhìn thấy cặp lồng phở chỉ chực nôn. Cô phải xuống bếp để nó vào chỗ khuất. Lên nhà, vẫn còn mùi phở bay theo. Nén được cơn nôn, nước mắt lại ứa ra, cô thấy tủi thân vì sự khổ hạnh của mình. Thật không có nỗi khổ nào bằng chồng con là người gần gũi, nghe rõ từng hơi thở của mình mà không hiểu. Có chồng cũng như không, vẫn cô đơn, một mình gánh chịu mọi nỗi đau đơn, không thể san vợi nỗi hờn tủi khi ốm đau. Ngồi một lúc cô vơ lấy ít quần áo cần thiết rồi gọi xích lô về nhà mẹ đẻ.

Sài trở về, hoảng hốt không biết chuyện gì đã xảy ra. Được xung quanh mách bảo việc làm của vợ với lý do ốm đau chồng không quan tâm, anh ức nghẹn đến tận cổ. Cả ba ngày tiếp theo anh nấu ăn hai lần rồi đi làm và đi lang thang, không đến nhà vợ. Lại thêm một tội nữa. Bỏ mặc vợ con ốm đau đi chơi không thèm nhìn ngó. Một thằng đã bỏ một đời vợ, nó sợ gì mà không bỏ đời vợ nữa. Biết tin ấy, chị gái Châu vốn không nghĩ Sài là con người như thế, chị đến khu nhà tập thể của em để ”điều tra“. Vỡ lẽ mọi chuyện, chị đến cơ quan tìm Sài..

- Tại sao mấy ngày nay chú lại không đến đón cô ấy?

- Em không còn biết làm như thế nào nữa. Thôi đã mang tiếng em chịu mang tiếng một thể.

- Tự ái làm gì. Biết chú là người thế nào tôi mới nói như thế. Chú phải thông cảm, nó còn trẻ, thích chiều chuộng ve vuốt một tý. Chị thông cảm chú là bộ đội, cũng không được khéo cái khoản này. Nhưng phải dần dần, nó mới hiểu được. Bây giờ chịu khó chiều vợ. Không phải là chị nói hay về em gái mình nhưng nó cũng không phải là con bé đua đòi gì đâu. Con gái nó đang nặng nề, tính nết cũng hơi thất thường mình phải chịu khó. Biết làm thế nào.

- Chị bảo, em có tiếc nhà em một thứ gì...

- Biết rồi. Chuyện vặt thôi. Chồng tưởng vợ chỉ thích ăn phở, cả ba bốn ngày toàn mua phở. Còn vợ thì sợ phở nhịn đói, thành ra giận nhau.

- Em đã bảo thích ăn gì cứ bảo em, cô ấy không hề nói.

- Con gái ai nó lại dám đòi ăn thứ này thứ kia. Tự mình phải hiểu chứ lại.

- Thế thì em chịu thật. Sài đứng lặng không nói được gì nữa. Đến tối thì cả chú Hà, Hiểu và một bác người hàng xóm cùng Sài xuống nhà Châu để giảng hoà. Phía nhà cô cũng có đủ các anh, các chị và mẹ. Cả hai bên đều cười nói vui vẻ, mắng mỏ một cách âu yếm với cả hai ngừơi về cái chuyện không đâu để họ lại lai nhau về tiếp tục một cuộc sống đang có nhiều lý do phải tồn tại vĩnh viễn. Nhưng hồ sơ của toà án thì không bỏ qua: ”Sau ngày cưới được bốn tháng, chị Châu đã tự động bỏ về nhà mình trong khi đang ốm lý do là...

*

Cãi nhau bao giờ cũng dễ mà làm lành thì khó vô cùng. Người chủ động có bị mất thế không. Có cớ gì để được tự nhiên và nhỡ ”bên kia“ không chấp nhận thì sao? Nhún một lần dễ bị lép vế mãi mãi. Cả hai người đều im lặng ”thủ thế“. Suốt đoạn đường đi về nhà họ không hề nói một câu nào. Rất may, chính uỷ Đỗ Mạnh và ngừơi cháu ruột của ông là phó tiến sĩ cơ khí nông nghiệp vừa ở nước ngoài về đã là cái cớ rất bảo đảm để họ làm lành với nhau. Hai chú cháu đến thăm Sài đã định quay về thì gặp vợ chồng anh. Sài không dám bảo vợ cùng ngồi tiếp khách với mình. Nhưng Châu biết không thể để ông chỉ là khách riêng của chồng. Pha nước rồi kéo ghế ngồi, khép nép và dịu dàng cô trả lời những câu hỏi về công việc, về sức khoẻ, về đời sống của mình cho chính uỷ. Sài định nhấp nhổm đứng dậy, cô hiểu ý đưa mắt như bảo anh ngồi yên. Cô khép nép hỏi:

- Thưa chú, cháu pha cà phê mời chú và anh dùng.

- Cám ơn. Chú đang mất ngủ.

- Thôi thế em đi lấy bánh kẹo mời thủ trưởng.

Tuy chính uỷ gàn nhưng Châu vẫn phải đứng lên lấy đĩa bày bánh kẹo. Cô rất khổ về cái thói quen của chồng. Hễ có ngừơi mình quý đến nhà là nhất thiết phải ăn uống cái gì đó mới coi là thân mật hết lòng. Châu không hề tiếc nhưng phải tuỳ từng loại khách mà tiếp. Mấy gói bánh quy vừa được phân phối rắn đanh và gói kẹo chanh, chỉ có thể để dỗ trẻ con và tiếp bạn bè thông thường suồng sã. Ai lại đem ra mời mọc một vị thiếu tướng chính uỷ một quân đoàn mà theo anh kể thì ông như là một ân nhân, một người đã cứu đời anh, Chả nhẽ chồng nói thế mình lại chần chừ, Châu ngượng ngập bê đĩa bánh, đĩa kẹo ra đặt ở bàn rồi định quay đi. Chính uỷ vồn vã:

- Cháu ngồi xuống đây. Chú đau dạ dày, thứ ”thuốc“ này là hợp đấy.

Sài lại nhanh nhhẹn nâng chiếc bánh bằng cả hai tay mời ông và mời người gạn mới quen như kiểu chia phần. Châu định gắt ”Anh cứ bỏ xuống nào“. Cô im lặng vui vẻ cầm chiếc bánh cùng ăn với mọi ngừơi. Dù cả cô và chính uỷ không thể ăn chiếc thứ hai, Sài lại định nhấc bánh ở đĩa mời. Lần này thì cô phải nhìn rất nhanh để cấm anh không được làm thế. Cô dịu dàng:

- Mời chú xơi nước ạ.

- Có nước sôi pha loãng cho chú một chút.

Chính ủy giới thiệu Sài với cháu mình rồi khuyên hai người nên đến thăm nhau luôn. Người cháu của ông ít hơn Sài dăm ba tuổi. Anh to cao và dáng điệu lại có vẻ điềm tĩnh hơn Sài. Họ nói chuyện với nhau rất thoải mái. Chính uỷ nói chuyện riêng với Châu. Như người đã thông hiểu hết mọi chuyện ở gia đình này, ông chủ động nói đến những điều tốt cơ bản của Sài rất quý giá cho một gia đình. Ông nói cả đến những khuyết tật cũng không phải là nhỏ ở môi trường mới như hiện nay của cậu ta. Châu nghe ông thành thật và cảm động cũng như những gì cô nhận biết ở Sài và những người thân thiết khác đã nói về anh. Cô biết sự bực bõ hầu như ngày nào cũng có trong cô không hoàn toàn khuyết điểm ở phía Sài. Anh cũng có rất nhiều cái đáng yêu, phải nói là rất cơ bản như mọi người nhận xét. Chỉ có điều, trong tiềm thức của mình cô. Rất mong ngừơi chồng có đầy đủ tư thế để ”chỉ huy“ cô. Sài thì hầu như không có cái bản lĩnh ấy. Đôi khi cáu lên cũng quát mắng, bộc lộ tính gia trưởng thiếu hẳn sự lịch lãm cần thiết của một ngừơi có văn hoá ”gốc“. Còn phần lớn là tự ái vặt. Dỗi lẩy như một đứa trẻ và cũng lại muốn được nuông chiều nũng nịu như đàn bà. Châu cần một sự tin cậy vững vàng ở người đàn ông thì anh lại không có. Nói tóm lại, anh chưa phải là nơi dừng lại khiến càng ngày Châu càng thấy ân hận về quyết định có phần vội vã của mình. Song cô cũng như Sài, chưa ai xuất hiện ý nghĩ về một cuộc chia tay có thể xảy ra. Cả hai đều hy vọng chờ đợi sự ra đời của đứa con. Sinh con, tâm sinh lý của người phụ nữ sẽ thay đổi, đứa trẻ sẽ làm cho người lớn sống rộng lượng và đúng đắn hơn.

Cái ngày thấp thỏm mong chờ ấy đã đến. Sự hốt hoảng tất bật của Sài chuẩn bị cho ngày sinh con khiến cô hoàn toàn mất hẳn ý nghĩ lo ngại về một đứa bé không phải là con chung của hai người. Theo thời gian vợ chồng tính toán thì thiếu ba mươi lăm ngày. Thời gian so với ngày cưới thiếu hai thán bảy ngày. Chuyện đó hoàn toàn không thành vấn đề gì. Sài không một chút mảy may nghi ngờ lòng chung thuỷ của vợ mỗi khi cảm thấy loáng thoáng sự xì xầm xung quanh. Lai vợ đến nhà hộ sinh, anh trở về lúc mười giờ đêm. Từ đấy đến sáng hầu như không chợp mắt. Hết sửa soạn tã lót, màn chụp, quần áo, giày tất sơ sinh đến cái chai đựng sữa, phích nửa lít giữ cho sữa nóng, xoong quấy bột, rồi bóng bay, ngựa gỗ, búp bê. Nghĩa là, sắm sửa được cái gì, ai tặng cái gì từ hồi cưới anh đều đem ra lau chùi, bó buộc sắp xếp lại cho dễ nhớ, dễ lấy như hồi còn là lính mới, ngồi chờ tiếng còi báo động.

Cũng cả đêm Châu phải bíu vào thành giường kêu giời, kêu đất vì những cơn đau. Mồ hôi đầm đìa, có lúc cô muốn cắn lưỡi chết để khỏi phải chịu nỗi đau đớn. Nếu không có sự nguyền rủa chửi bới thậm tệ những ”thằng chồng mất dạy“, những ”đồ chó chết“, những ”kẻ giết người“ của những người đàn bà cũng đang đau đẻ ở xung quanh, Châu sẽ cảm thấy ở đời này không còn ai đau đớn bằng mình, không thể có nỗi đau nào hơn thế. Năm giờ kém mười lăm cô lên bàn đỡ. Chỉ trong vòng một giờ dã xong xuôi, cô trở về giường cảm thấy kiêu hãnh như một vị anh hùng đã làm nên một chiến công lớn lau: Đẻ ra cho nhân loại một cậu ba cân hai. Chỉ thiếp đi chừng mười lăm phút, cô tỉnh dậy phấp phỏng chờ đợi cái giờ phts chồng và bạn bè sẽ ùa vào. Anh chạy đến quỳ xuống đầu giường hôn lên đôi môi khô nẻ của cô, thì thầm vào tai cô: ”Anh cám ơn em, người mẹ vĩ đại của anh“. Anh cắm những bông hoa cẩm chướng, loại hoa Châu thích vào bình hoa trên mặt tủ ở đầu giường để cô được mỉm cười chia xẻ niềm sung sướng đầu tiên và cũng được nhận lấy cái hạnh phúc đầu tiên của người làm cha một vị thiên thần bé bỏng. Bao nhiêu bước chân xô vào phòng, bao nhiêu lời chúc tụng đẹp đẽ, tiếng cười nói rối rít, sự săn sóc vồn vã ở tất cả các giường. Chỉ riêng có cô vẫn nằm trơ trọi một mình như kẻ không gia đình, không bạn bè thân thích, phải giả vờ đang ngủ quay mặt úp vào tường. Cả căn phòng toả ra mùi ngào ngạt của xôi gà, của cháo tim gan, cơm tám giò chả và tiếng va chạm của bát đũa, ca thìa, tiếng dỗ dành âu yếm... Tất cả như cào vào ruột Châu. Cô thấy người mình rỗng không, đói đến thiếp đi mà vẫn không thấy chồng đâu. Tất cả những người đàn bà chửi bới xỉ vả chồng thì bây giờ đều được chầm vập vỗ về. Cô cố nén đau đớn để khỏi bật ra những lời thô bỉ thì đến giờ lại bị bỏ rơi. Như là tiếc rẻ sự giữ gìn của mình, nỗi uất ức trào lên trong lòng cô: ”Tiên sư cái đồ ngu như lợn. Đến bây giờ còn chết chìm chết ngạt ở đâu“.

Sài đến đứng ở phía ngoài cổng sắt từ bốn giờ sáng. Cả khu nhà hai tầng vắng lặng. Không thể bằng cách nào vào hỏi xem vợ đã sinh chưa. Định đến báo tin cho mẹ và chị gái vợ thì trời còn tối. Anh đành phải đi lang thang ngoài đường đợi đến sáng. Anh trở lại nhà hộ sinh lúc hơn sáu giờ. Người hộ lý trực đang ghi trên bảng: Nguyễn Thuỷ Châu- Trai- Giang Minh Thuỳ 3,2 Kính gửi. Anh muốn xô ngay voà cổng để nhìn mặt con và xem vợ cần gì. Cổng chính chưa được mở. Không biết đường đi tới cổng sau, anh đạp như bay đến nhà mẹ vợ rồi đến nhà chị gái của Châu báo tin vợ anh đã sinh con trai 3,2 Kính gửi. Về nhà, anh nhờ một bác già và mấy cháu ở trong khu tập thể đến làm gà, nấu xôi, nấu cơm gạo mới. Không biết lúc này vợ thích ăn những thứ gì. Anh tức tốc đạp xe ra chợ mua trứng luộc và giò lụa, chả quế và bánh dầy, chuối và cam. Mang các thứ về cùng với gà và xôi, cơm và ruốc thịt nạc, thứ gì cũng phải có gừng nướng, hồ tiêu rang chín và muối cũng phải rang ròn. Những ca bát, chai lọ đầy lủng củng ở hai chiếc làn nhựa, còn phải treo trên ghi đông nải chuối, một cặp lồng, phía sau xe buộc chậu nhôm, khoác trên người túi cam và tay trái cầm phích đựng nước sôi. Rất khẩn trương và hợp lý từng giây, xong xuôi mọi thứ anh đến nhà hộ sinh cũng đã hơn chín giờ. Như thói quen những ngày nghỉ ở nhà trước khi đẻ Châu thường không ăn sáng, chuyển bữa chính vào buổi trưa, thì giờ này vẫn còn là sớm. Thoả mãn với công lao vất vả lo toan cho vợ, anh tin là không mấy thằng đàn ông có thể được như thế. Tay xách, nách mang ôm đồm, lếch thếch anh hý hửng bước vào gian phòng đầy sự hớ hênh khiến ai đến đây chỉ được phép nhìn thẳng vào một nơi duy nhất: giường nằm của người thân mình. Châu đang nằm quay ra, nhìn thấy chồng cười tý toét ngoài cửa, cô nhanh chóng quay ngoắt vào. Mẹ và chị gái cô cũng đang giận Sài đến tím lặng cả người. Yên trí đã có nó, cả hai mẹ con đều hơn tám giờ mới đến. Khi ấy con em họ đã đói xỉu đi, nằm trơ trỏng một mình, hai mẹ con phải cuống quít mua bán các thứ dỗ dành, kèm bón cho Châu ăn, cô mới tỉnh lại. Sài vồn vã chào rồi xếp tất cả mọi thứ ra mặt bàn nhờ mẹ và chị xem cho vợ anh kiêng khem như thế nào. Xem xét từng thứ Sài đưa đến, cả hai người hiểu ra nguyên nhân sự chậm trễ của Sài. Họ rất hài lòng về những chi tiết nhỏ nhặt phải là hỏi han kỹ lưỡng mới biết được cung cách của người đẻ. Nhưng làm sao mà lắm món thế này hở giời. Thôi cũng là cuống cuồng lên không hiểu. Nghĩ nó bỏ vợ chết đói, tội nghiệp cho nó. Mà cô Châu nhà mình cũng quá thể lắm. Chồng con nó đã thế, phải bảo ban, nhắc nhở nó. Cứ lặng thinh bắt con người ta vừa làm vừa phải đoán, làm gì chả có lúc sơ xuất. Vốn là người nông thôn, hàng chục năm ở bộ đội nó biết đâu những đòi hỏi, những sở thích của con gái, mà lại là con gái Hà Nội phức tạp như cô. Đã nhiều lần chị an ủi Châu và giải thích cho mọi người trong gia đình. Nhưng quả thật, những lúc như thế này cũng khó bắt bẻ một đứa nào. Ai bảo, các cô, các cậu tìm hiểu nhau không kỹ còn kêu. Không muốn để Sài biết vợ đang giận dỗi, người chị giá bảo anh mang bớt các thứ về và nghỉ ngơi, ở đây đã có mẹ và chị. Khoảng ba bốn giờ lại đến, lúc ấy cần mua bán, làm lụng gì chị sẽ bày cách cho chú. Đối với nhà vợ, bất cứ ai Sài cũng quý mến. Riêng với người chị gái, Sài cảm thấy chị như chị Tính. Chị thương Sài một cách thành thật và hết lòng. Chị cũng giục mẹ về. ”Chú Sài lai cụ“. Còn một mình ở lại với em gái, chị giặt giũ,rửa dọn, hấp tẩy các đồ dùng cho em. Chị dặn em phải ăn những gì, vào giờ nào, cung cách ăn uống, đi đứng ra sao. Buổi trưa, để em ngủ chị chạy về qua nhà. Được chị gái khuyên giải và nhìn vào những món ăn chồng mang đến, nỗi uất giận của Châu có phần dịu đi. Nhưng những cử chỉ làm cho Sài cảm động đến ngạc nhiên lúc chập tối hoàn toàn do một nguyên nhân khác, cái nguyên nhân xảy ra vào lúc mười hai rưỡi, hay gần một giờ gì đấy. Châu đang nằm ngủ thiếp đi. Ngủ không được say nhưng mệt quá cứ thiếp đi không tài nào điều khiển nổi những cử động của mình. Hình như có người đứng đầu giường lặng lẽ ngắm Châu đang ngủ. Châu định ngước mắt lên nhìn, song, lại không muốn mở mắt ra. Người đó loay hoay làm gì! Cô định hỏi ”ai!“, lại sợ xung quanh mất ngủ cho là mình nằm mê giật mình. Với lại, ngoài thức ăn để trong tủ, trên mặt bàn không có gì để kẻ cắp lấy. Cô nghĩ như vậy nên nằm im cố lấy lại giấc ngủ chập chờn. Người ấy rón rén đi ra. Cô xoay mình nằm quay nghiêng vào phía trong để khỏi ám ảnh những ý nghĩ không đâu vào đâu. Hơn hai giờ chiều. Cả phòng đã dậy còn Châu vẫn mê mệt chưa muốn mở mắt. Chợt cô gái ở phía ngoài reo:

- Trời ơi, chị Châu có lọ hoa cẩm chướng thật tuyệt vời.

Châu giật thót người mở choàng mắt nhìn lên. Nhìn thoáng qua đã biết bình hoa của ai đem tới. Trời ơi, mười hai bông hoa! Con số mười ba đã bao nhiêu lần Châu muốn cào xé nó, muốn chôn vùi và lẩn tránh nó. Ngày mười ba! Đến hôm nay vừa tròn chín tháng mười ngày. Hắn lại còn đến đây ư? Trước khi đi ngủ, lên gác cho con bú Châu đã chột dạ vì mái tóc đen nhẫy và dầy, tóc mai rất dầy của con. Cô đã định trước khi về phải cắt hết tóc sữa của nó đi. Thế mà! Cô tiếc không mở mắt để nhìn thấy hắn, ra hiệu cho hắn lặng lẽ đi ra cửa để co nói một câu, chỉ một câu thôi: ”Thằng mất dạy. Tao cấm mày vác mặt đến đây“

- ”Ông xã“ đem đến đấy à?

- ừ

- Trông thế mà cũng tay chơi nhỉ

- Đùa thôi, của vợ chồng cô bạn mình.

Đấy là cái lý do để chiều hôm đó cô tươi tỉnh, ngoan ngoãn và đến chập tối chỉ còn hai người co kéo tay chồng:

- Ngồi gần lên đây với em

- Sáng nay anh để em đói hả.

- Không.

- Lần đầu tiên anh chả biết thế nào. Em thấy cần gì cứ bảo anh nhé.

Cô gái lại gật đầu, cái gật đầu làm bao nhiêu chàng trai cứ phải ”chết“.

- Từ nay cần gì em bảo, anh đừng tự động mua,lãng phí. Anh cũng phải ăn uống ngủ nghê cẩn thận kẻo ốm thì ai trông con khi em còn yếu.

- Anh sẽ cố gắng giữ gìn.

Những nỗi nghẹn ngào của anh như một lời thề. Bởi vì lúc này đây nghe những tiếng dặn dò, khuyên bảo của vợ anh cảm thấy như ở đời này không còn một mệnh lệnh nào nghiêm ngặt bằng thế, không một tình thương nào mênh mông bao la đến thế. Đang lúc nhiệt độ ngoài trời dưới mười độ, nếu như cô bảo: Anh lội xuống Hồ Tây để cho em cảm thấy đỡ nóng ruột một chút, anh cũng không hề chần chừ. Giọng anh run run cảm động.

- Thôi từ nay có con rồi có điều gì không phải bảo anh, đừng giận dỗi, anh khổ tâm lắm em nhé.

Cô gái lại nhìn anh âu yếm gật đầu ngoan ngoãn. Cái cử chỉ ấy khiến anh vẫn cảm đông và tin vào nó như tin vào chính lời thề thốt của mình. Nhưng có là thằng đàn ông ngu ngốc thì mới đi tin vào lời hứa hẹn của đàn bà lúc họ đang mê man niềm sung sướng.

Em dâu đẻ, Tính đã ”họp“ cả nhà báo tin và xác định trách nhiệm của mỗi người phải quan tâm để chứng tỏ một gia đình nề nếp. Dù bố mẹ chết rồi vẫn trên, dưới phân minh, anh bảo em nghe, đùm bọc che chở lẫn nhau. Một ”đoàn đại biểu“ được thành lập do chị cả dẫn đầu gồm: Tính, bà dì, em ruột mẹ, chị dâu con bác hai và bốn đứa chau. Dáng chừng chị cả ngại, nhấp nhỏm mấy lần định nói, nghĩ thế nào lại thôi. Nét mặt chị cố làm ra vui trông lại buồn buồn. Lúc tưởng đã xong xuôi vợ Tính mới ”Tôi có ý kiến này“. Chị bảo rằng chị cũng đi vì khi cưới xin, các chị dâu đã không có mặt. Thôi thì lúc cui vẻ không có mình cũng không sao, những khi như thế này mình không đến người ta sẽ nghĩ thế này, thế khác mang tiếng ra. Cho nên các cháu không cần đi đông, một vài đứa lên thăm em và giúp chú thím chứ đâu phải là lên đùa vui, thăm thú. Muốn xem Hà Nội đi vào lần khác. Riêng Hưng, con lên thăm em rồi ở lại luôn, giặt giũ cơm nước, chợ búa và trông em cho chú thím. Con đành nghỉ học một năm, sau về lại học tiếp. Bố mẹ sẽ lo cho con học hành đến nơi đến chốn. Con bé mười ba tuổi đang học lớp sáu phải nghỉ. Nó mếu máo nhưng vẫn phải đi. Lên với chú thím nhà mình chứ đi ở với ai mà sợ. Ngày hôm sau thành phần của ”đoàn“ có sự thay đổi nhỏ. Anh cả đi thay vợ; ”Thôi để bố nó đi còn biết đường ăn nói, tôi có biết gì!“. Trời rét mà từ rất sớm tất cả đã tập trung ở nhà Tính để điểm lại xem có những gì mang cho em. Người cân đậu xanh, mấy bơ gạo nếp, người con gà, người ít lạc, nải chuối, chục trứng. Tuỳ lòng thành của mỗi người. Cốt gọi là có tấm lòng, còn tất cả vợ chồng Tính đã phải chuẩn bị rồi. Thôi thì ta nhịn bớt cái tết đi. Năm ngoái cưới cho em còn tốn kém nhiều lần cũng chạy vạy được, huống hồ năm nay em dâu đẻ. Tất cả có bảy con gà thì nhà Tính năm. Mười tám cân gạo mới trắng muốt trong số hai nhăm cân. Bảy cân trong số mười cân gạo nếp. Ba trong số năm chục trứng. Bốn trong số năm cân đậu xnah. Chỉ có hai cân lạc, một cân bột sắn dây, ba nải chuối là anh không có phần, nhưng lại có thêm ba chục quả chanh và hai ki lô ruốc thịt nạc. Sáu cái xe đạp lai có hai ngừơi ngồi đằng sau còn lại lai đồ ăn thức đựng cho em. Chỉ nghe tiếng thì thòm trong gió, những nhà ở cạnh đường ra bến đò, đã biết nhà ông Tính chỏ của đi nuôi em dâu đẻ trên Hà Nội. Dù cả làng không ai cấy một cây lúa (trừ một ít luá lốc gieo bằng hạt gạo, gạo vừa đỏ vừa đớn như gạo rơm) nhưng tất cả đều là ”cây nhà lá vườn“, những thứ ”tăng gia được“ mang lên cho em. Trong căn nhà chật chội của Sài đã che kín một nửa như buồng trò. Nửa còn lại không thể đựng hết ngần ấy khách ở quê. Anh cả và Tính sang nhà bên cạnh ngồi hút thuốc lào. Bà dì ngồi nhai trầu. Vợ Tính và chị dâu con bác hai ngồi bế cháu và nói chuyện với Châu. Sài và lũ cháu hối hả, tất bật với bữa cơm. Châu bảo chồng làm con gà nhưng vợ Tính nhất quyết không cho. Không cho làm gì, không cho mua bán gì, không cho nấu gạo mới. Nấu gạo mậu dịch và phải cho kha khá mì ”ăn đỡ cho chú“. Thức ăn cũng chỉ có đĩa su hào xào, đĩa rau muống luộc chấm nước mắn chanh tỏi, bát dưa kho cá biển vốn là thức ăn từ mấy ngày nay của Sài, đĩa thịt đông Châu đã bảo Sài ”giải quyết“ hộ từ sáng hôm qua mà anh để được đến trưa hôm nay tiếp khách lại hoá hay. Chỉ có thế, bốn năm chú cháu cũng chạy lên chạy xuống rậm rà rậm rịch và những người ở quê đã thấy thoả mãn sự no đủ, sang trọng. Rồi, lại sấp ngửa ra về để hàng tháng sau vẫn còn cảm động về một bữa cơm lịch sự, về thím Châu có phần lại xinh đẹp ra, về sự dịu dàng lễ phép của người Hà Nội. Không hề có gì phân biệt khinh thường nhà chồng. Thím ấy chứ ân hận là bận bịu công tác và gia đình không có dịp về quê, nhờ bà, nhờ các chị về nói hộ với mọi người thông cảm tha lỗi cho em. Người có học cũng có khác. Nói năng sao mà ngọt ngào, dễ nghe. Chỉ cần được mấy nhờ như thế cũng đủ để mấy dì cháu, mẹ con thấy bõ công vất vả, đủ để cười nói vồn vã giữa mưa phùn giá lạnh. Về đến nhà, ai cũng ướt như chuột lột, vẫn râm ran niềm vui, vì mình được trọng vọng kính nể. Tính rất hài lòng với kết quả công việc đầy ý nghĩa mà mình đã quyết định. Anh cũng rất yên tâm con gái anh nó sẽ quen. Được ở với chú thím nó sẽ mở mang ra. Học hành có chậm một năm nhưng nó sẽ hiểu biết rất nhiều. Quan trọng hơn, cái điều anh lo lắng về sự cách biệt quá xa giữa vợ anh và Châu, qua lần này anh không hề thấy cái khoảng cách ấy. Nói tóm lại, hôm nay anh hoàn toàn thoả mãn. Khi ra về, con gái anh chào bố với đôi mắt đỏ hoe anh vẫn cười pha trò: ”Giá bố được ở đây với chú thìm bố cũng ở cho sướng cái thân bố“.

Rất xứng đáng với sự lựa chọn của bố mẹ, nó là đứa tinh nhanh, tháo vát, trong số bảy đứa con. Là đứa thứ ba nhưng nó khôn ngoan và tỏ ra hiểu biết hơn cả anh và chị. Khi bà, bác, bố mẹ và anh chị em về rồi, nó lau nước mắt, ra máy nước rửa mặt, trở về thu dọn mâm bát, quét dọn và ngay chiều hôm đó một mình thay chú giặt một chậu đầy tã lót của em, quần áo của thím. Nó còn tự động mang đi giặt cả chiếc áo bộ đội chú nhét vào khe cửa từ hôm nào đã chua lòm lòm. Những ngày sau, bao nhiêu chai lọ, bát đĩa, xoong nồi dùng dở hoặc đựng thức ăn bỏ quên đã thành dòi, hoặc mốc meo được moi móc đánh rửa phơi phóng, xếp dọn lại sạch sẽ gọn gàng. Trong gian bếp quang đãng, rộng hẳn. Chợ búa, tem phiếu mua gì ở đâu, xếp hàng ở chỗ nào dễ dàng hơn, nó đều biết, mua được mọi tiêu chuẩn. Sau một tuần giúp em ở bệnh viện và mấy ngày đầu về nhà, chị gái Châu thỉnh thoảng mới đến thăm. Chị rất hài lòng về đứa cháu của Sài. Châu cũng đồng tình với chị: ”Cháu nó tinh nhanh, thông thạo, có khi còn hơn cả ông chú“- ”Nói thế, Sài nó cũng là thằng tháo vát“- ”Tháo vát ở đâu, về nhà này, nói thật với chị em không thể ưng được việc gì“. Đàn bà vốn có cái tật là không bao giờ khen chồng trước mặt người khác. Cũng như tất cả những người con gái quen thân chồng mình bao giờ cũng là con bé lăng nhăng, đĩ thoã. Vì thế, Sài cứ phải cố cho vừa lòng vợ. Sự chiều chuộng của anh đã tạo nên thói quen lười biếng trong cô. Cô nhận ra, không có một kẻ đầy tớ nào hầu hạ lý tưởng bằng chồng, khi anh ta còn sức lực và tự nguyện hết lòng, hết sưcs, hết hơi vì vợ con. Dù sao thì anh ta cũng hiểu mình hơn một thằng ở. Dễ sai bảo, không e ngại bất cứ công việc gì, không cần ý tứ giữ gìn bất cứ một trường hợp nào. Được giận dỗi xỉ vả hết mức, cũng đồng thời lại được vuốt ve thương yêu hết lòng. Khi thấy bộc lộ của bất cứ phía nào trong tình cảm của mình đều được tự do. Với ”giang sơn“ của mình, sự có mặt của bố mẹ hoặc chị em ruột thịt còn bí bách gò bó huống hồ là cháu chồng. Hơn một tháng sau ngày đẻ, Châu đã gọn gàng như người son rỗi. Tuy cò nghỉ thêm một tháng không lương cô đã thấy có phần khoẻ hơn cả thời con gái. Cả một tháng trời ngày nào cũng tam thất nhét bụng gà đem cách thuỷ, chân giò, đậu xanh, gạo nếp, hạt sen hầm trong nồi áp suất, khiến ai gặp cũng ngạc nhiên vì cô lại trẻ ra, trắng hồng, béo đẹp còn hơn cả ”thời oanh liệt“, có thể gọi là hoa khôi của Hà Nội được. Còn hai chú cháu cứ đều đặn rau muống luộc, hoạ hoằn mới có cá mè cá biển, đậu phụ mua theo phiếu hoặc tí mỡ, tí bì lọc ra để lấy thịt nạc ”rim cho thím“. Cũng có khi anh húp háp một chút ninh chân giò ”hộ em“. Ngày đi làm, chạy vạy xoay xở nhờ vả để có các thứ tẩm bổ cho vợ, đem về cnah hai bữa sữa cho con ăn đêm và mỗi lần ăn lại ba lần đái phải thay ngay không được đẻ tã ướt ngấm lạnh thằng bé. ấy là chưa kể hàng mấy chục đầu việc cháu làm trong mỗi ngày, mà việc nào chú cũng phải chỉ bảo uốn nắn, phải che đỡ khỏi sơ suất thím không vừa lòng. Vốn đã nhiều hơn vợ hàng chục tuổi, lại hơn một tháng nuôi vợ đẻ hai hố mắt anh đã sâu xuống, hai gò má nhọn ra, râu túa lên lởm chởm, bừa bãi. Thành ra trông vợ thì như một cô gái hăm hai mà anh ”mới khoảng bốn bảy, bốn tám chứ mấy“. Khách lạ đến nhà toàn ”chào chị“ và ”cháu chào bác ạ“. Mỗi lần khách của cơ quan mình hoặc bạn cũ chưa biết anh. Châu đều khéo léo giới thiệu ”nhà tôi“ hoặc ”anh ơi“ trước khi khách bước vào nhà. Cũng lại chính những ngày này tình cảm giữa cô và gia đình nhà chồng bắt đầu rạn nứt. Bắt đầu là sự bức bách chật chội trong căn phòng hẹp. Đứa cháu ngủ ở chiếc giường một còn ba người ở chiếc giường đôi bừa bộn tã lót, chai, phích sữa, chậu đựng tã, lọi để ”hứng chim“ khi đái, không còn chỗ để mà cựa mình, mà thở. Huống hồ, những lúc con ăn, con đái ỉa, đèn điện mất không còn biết lối nào mà lần. Hiểu nỗi khó chịu của vợ anh đã lùng mượn bằng được chiếc giường gấp. Khi nào xong hết mọi việc không còn động chạm gì đến dưới bếp thì giơ giường ra đặt dọc theo bếp. Phía dưới là chai lọ, xoong nồi rổ rá, rau, gạo. Rất may nó vừa lọt vào giữa một bên là chạn bát, một bên là hai chiếc xe đạp. Từ khi vào giường cho đến khi dậy không được động đậy, không được đi lại gây nên đổ vỡ làm giật mình em. Như thế còn chịu được. Ngửi mùi dầu tây, nước mắm, mùi chai lọ mốc, mùi dấm chua, mùi mỡ khét muốn phát oẹ đứa cháu cũng phải nén để thím khỏi biết chuyện đó. Nhưng thím thì đã thấy cháu thực sự thừa ra ở cái nhà này. Thấy một vài việc làm không đúng ý mình Châu bắt đầu xét nét từng việc làm của nó. ”Anh xem xoong nấu sữa pha cho con còn nhoe nhoét những vết rào tràn ra phía ngoài cháy xuống đáy. Sài biết con bé vừa vò tã vừa đun sữa chạy vào không kịp. ”Em đã bảo anh là cứ để đấy cho em“ Sài lại được nhìn tận mắt những vết ố vàng của phân con. Anh cầm chiếc tã đi giặt lại. Nhưng vò mãi thì những chiếc tã trắng vẫn không sao hết được những chiếc tã trắng vẫn không sao hết được những dấu vết ố vàng. ”Giời ơi, làm ăn thế này thì ai sắm kịp, để chú cháu nhà anh phá“. Cô lại giơ một chiếc xoong khác ở đáy do thắng đường làm ”nước hàng“, con bé mải mổ cá để quên. Sau mõi lần ấy bao nhiêu nỗi bực bội Sai lại trút cả lên đầu con bé mười ba tuổi. Nào là ngu si như con lợn, bảo ban bao nhiêu lần vẫn không sáng mắt ra. Nào, làm gì cũng lau cha lau chau, ăn đổ làm hỏng. Nào, đã bảo làm việc gì xong việc ấy rồi mới làm việc khác, ai khiến cái kiểu nhanh nhảu đoảng như thế. Nào, quen thói toạ tệch, đểnh đoảng ở nhà đến đây phải học hỏi, phải rèn luyện làm ăn nề nếp chứ. Nào... Chú muốn dùng tất cả những lời lẽ nặng nề cay cú nhất thì mới hả giận và nó mới có thể nên người. Có lúc chú quát, cháu giật bắn người lên nhưng cháu vẫn không sợ bằng sự im lặng của thím. Thấy cháu làm việc gì không vừa lòng, thím cũng không nói năng, không tỏ thái độ gì. Khi nào nó đi đâu đó thím mới chiềng bày chì chiết chú. Con bé mười ba tuổi biết tất cả những điều đó, nó chỉ thương chú, tự nó chú phải khổ, chú phải chịu thím dầy vò đay nghiến. Đã hàng chục đêm nằm khóc một mình giữa hôi hám của gian bếp nó vẫn không biết bằng cách nào để xin chú thím cho nó về. Rồi bố mẹ ở nhà liệu có hiểu cho nó để nó yên không. Cho đến một hôm nó đi chợ về phía cửa sau. ở trên nhà, thím đang than phiền với bạn: ”ở với một mình lão nhà quê tao đã khổ, bây giờ lại thêm cô cháu gái giống hệt tính chú. Cũng buông quăng bỏ vãi, cũng tuỳ tiện lúi xùi, cũng bẩn thỉu như ma. Cứ thế này tao cũng phát điên lên mất“. Con bé lẳng lặng xách làn rau, thức ăn quay ra đường. Ngồi chừng nửa giờ sau nó mới đi về phía cửa chính trên nhà. Và, mãi ba ngày sau, nhân ngày chủ nhật nó mới xin phép chú thím cho nó về vài hôm, thăm mẹ thăm các em. Sài gạt đi: ”Thôi để hôm nào bố ra đây sẽ hay“. Châu gắt: ”Anh buồn cười thật, cháu nó nhớ mẹ, nhớ em nó cũng cấm đoán“. Bao giờ sau ý kiến của vợ Sài cũng tỏ ra là người có quyền hành nhất ở nhà này ”Thế thích về mấy hôm“- ”Dạ, độ vài ba hôm ạ“- ừ được. Vài ba hôm lên trông em cho thím đi làm nhé“.

Lúc ấy Châu quay vào bế con đánh thức nó dậy chuẩn bị ăn. Cô coi như việc của hai chú cháu cô không hề tham gia. Kệ. Nhưng khi con bé không lên nữa cô đã phẫn uất mà nói với mọi người rằng cô bị đứa bé nhãi ranh nhà chồng đánh lừa. Việc gì nó phải làm cái trò lừa đảo ấy. Không có nó cô đã chết đâu mà nó phải lẩn tránh. Cả nhà nó, lớn có, bé có mà quen thói mất lịch sự, không ai thèm lên nói lại một câu. Đấy là cái lý do để cô có quyền khinh bỉ bất cứ ai trong gia đình, họ hàng nhà Sài: ”Nhà họ có ai coi tôi ra cái gì mà bắt tôi phải tôn trọng, kính nể họ“. Vẫn ngần ấy công việc bây giờ dồn cả lên đầu Sài. Thực ra, cái khái niệm ngày và đêm đối với anh không rõ ràng lắm nhưng nếu lấy buổi sáng là đỉem xuất phát có thể kể như sau: Bốn giờ dậy đun nước sôi, thay nước trong phích đã nguội đổ vào ấm tích để lọc. Đầu vú cao su, chai và phích đựng sữa đều tráng bằng nước sôi ở các độ nóng lạnh khác nhau. Đun sữa đổ vào chai, ăn bữa sáu giờ và đổ vào phích mang đi gửi. Nấu một nồi cơm nhưng hai loại gạo: Gạo mậu dịch có ghế mì ở một nửa, nửa kia gạo mới. Thức ăn cũng có hai xoong riêng biệt. Một xoong thịt gà, thịt nạc, hoặc tim gan, bầu dục. Thứ nào cũng đầy gừng, bột nghệ và hồ tiêu. Đã ngoài sáu tháng rồi mà phải giữ đúng cái quy cách đó. Một nồi đậu phụ, hoặc cá bể, hoặc cá mè, hoặc tôm với bì lợn. Cái món này cũng đã hơn sáu tháng rồi không hề thay đổi. Chỉ có rau muống hoặc đỗ đũa luộc là chung nhưng phải hai bát nước chấm khác nhau. Vợ dậy lau lưỡi và xi con đái. Anh ra máy giặt hàng mấy chục tã xô, tã chéo và hai đến ba cái chăn chiên trẻ con, vài ba chiếc áo len, quần bông. Tất cả là do hậu quả của những bữa ăn đêm đã thành lệ của thằng bé ”tiện thể giũ cho em cái áo“. Nhưng kèm theo áo bao giờ cũng đủ bộ: áo sơ mi, quần lót, quần dài, áo lót“. Để hợp lý hoá từng động tác, mở mắt dậy dù có là mùa đông rét chết chim, chết cò thì anh cũng phải mang hai cái xô ra máy xếp hàng và một thùng đựng chừng hai gánh nước đặt cạnh máy để chứa. Trong khi làm các công việc khác anh vẫn ước lượng đến lượt mình chạy ra ghé xô hứng. Đổ vào thùng rồi lại đặt hai xô xuống cuối, dặn người xung quanh nhích lên hộ. Những tháng sau này việc hứng nước dự trữ của anh có nhàn hơn. Hàng trăm ngưòi từ ông già đến đứa trẻ đều thuộc xô của ”ông Sài“. Tự họ chuyển dịch đến vòi rồi đổ vào thùng và lại ”xếp nốt“ cho anh. Dù người đanh đá, ngừơi vội vã đến mấy, nghe nói đến ”xô Sài“ không ai nỡ tranh. Bớt được sự thấp thỏm lấy nước dự trữ trong khi nấu cơm, luộc rau anh chỉ việc xát xà phòng và vò, đến khi mang ra máy chỉ còn việc giũ. Không phải chờ đợi thành ra vừa nhanh vừa sạch, đã được vợ khen: ”Độ này có tiến bộ hơn rồi đấy“. Giặt xong, về dọn cơm cho vợ ăn trước. Cô ta ăn chậm như sên cứ phải ăn trước hàng mười phút mới kịp anh. Vợ ngồi ăn, anh phơi tã lót, quần áo. Độ này vợ anh đã giúp anh xới cơm vào hai cặp lồng. Và bao giờ ngăn thức ăn mang đi của anh chị cũng gắp một hai miếng thịt ở phần mình sang. Ăn xong, vợ cho con ăn, anh rửa dọn và bơm xe. Mọi việc xong xuôi anh bế con, xách làn quần áo, tã lót, vợ xách phích sữa và một làn khác đựng chai lọ cốc chén uống nước và uống thuốc đem đi gửi trẻ ở nhà một bà cụ phía đầu phố. Rồi đi làm. Không phải lai vợ nhưng hai vợ chồng cùng đi hết nửa đường mới rẽ. Bao giờ trên xe anh cũng có bao tải, làn, cặp lồng và túi ni lông. Trong thời gian ”làm việc cơ quan“ anh phải giải quyết xong việc mua bán các loại tem phiếu của hai vợ chồng và con. Mua xong, thứ nào không để được phải luộc, xào, rán, nấu để khỏi ươn, ôi, thiu vữa. Buổi chiều, vợ về đón con còn anh tạt qua chợ xếp hàng mua rau mậu dịch hoặc ”rau ngoài“. Khi vợ chơi đùa nựng con thì anh giặt giũ tã lót dồn lại từ sáng, và nấu cơm. Ăn xong nếu vợ có bảo trông con, cho con ăn để cô rửa dọn thì anh lại cảm thấy cái việc rửa bát bây giờ mình mới là người thông thạo, nó như một cái nghề khó ai thay thế. Thôi thì em cứ cho con ăn, chơi với con để anh rửa bát. Lên nhà ngồi xỉa răng, uống nước, chưa nóng chỗ lại có dăm bảy cái tã đang chờ. Rồi xách nước, nhặt rau cho sáng mai. Rồi đun nước rửa chai lọ và dự trữ nước sôi ban đêm. Rồi cắm điện sấy tã lót chưa khô. Rồi đun sữa đổ vào chai ăn bữa chín giờ và đổ vào phích để cho bữa ăn mười một giờ đêm và một giờ sáng. Rồi, thay tã và cho con ăn để cho vợ ngủ tròn giấc, lấy sức nuôi con. Đêm nào anh cũng thức đến mười một giờ mới vào màn. Nằm chập chờn trong vòng hai giờ đồng hồ chờ con ăn bữa một giò và lại ”giải quyết“ hậu quả của nó xong thường là một rưỡi, hai giờ mới chính thức xong xuôi công việc của một ngày. Cái ”chu trình khéo kín“ một ngày ấy đã được tinh giản tới mức tối đa vì nó chưa có những trở ngạy của nắng muâ, của tắc đường, mất cắp, chưa có cái khó khăn của việc mua bán, cái đột xuất của con ốm, con hờn, cái va đổ, dập vỡ khi vội vã luống cuống gây nên. Cũng chưa có cái thiếu thốn, hẫng hụt, cái mặn nhạt, đặc lỏng không hợp ý nhau và hàng trăm thứ phiền phức tai hoạ đột xuất ập đến. Và, đặc biệt, chưa có cái giận hờn cáu kỉnh đôi khi có những lời lẽ mạt sát láo xược của vợ. Mới nói ddesen cái chu trình êm đềm hạnh phúc nhất, đơn giản nhất của một ngày trong hơn ba trăm ngày kể từ khi lấy vợ và 196 ngày kể từ khi sinh con thì anh chàng Sài đã phải mất đi mười một cân bốn lạng, già đi đến hơn chục tuổi, nhom nhem và bê tha như anh đạp xích lô trực đêm trước của ga. Bốn tháng nay họ hàng anh em ruột thịt, kể cả Tính không ai lai vãng đến nhà Sài. Bạn bè cũng vô cùng ngại. Không ai còn đủ can đảm đến và ngồi chơi với anh giữa những đống tã lót và chai lọ. Có việc gì cần nhờ bạn, chạy đến nhà họ anh cũng mất tròn, mắt dẹt như thằng ăn cắp đang bị đuổi. Gần một năm trời, không có lúc nào đọc hết một bài báo, nghe trọn một bản tin, dù vẫn mở đài đều đặn. Còn xem ti vi nhờ nhà hàng xóm thì tất nhiên là không rồi. Nhưng đừng ai bảo anh là thằng yếm thês, thằng hèn, ”con nhái nhảy trên đĩa“. Đứa nào nói như thế là đồ ngu, kẻ ghen ăn tức ở. Dù có là bề trên hay là bạn bè chí cốt thì anh cũng khinh như một con vật và muôn đời không thèm nhìn mặt kẻ đó. Những kẻ không biết chính mình ngu đã không thấy rằng tất cả mọi thứ trong cái nhà này từ đôi đũa cho đến cái nhà đều do năng lực và sự tần tảo cảu anh mà ra. Cái tình yêu mà anh đang có, cái gia đình mà anh đang sống khiến nhiều kẻ phát ghen, độc mồm độc miệng nói láo. Chính anh đã yêu đương đàng hoàng, không cần bất cứ một sự tác động nào, không cần nhờ cậy uy tín bất cứ ai. Một mình anh, chính vì anh mà Châu đã phải yêu say đắm, phải có những lúc thốt lên như van nài ”Đừng bao giờ bỏ em anh nhé“. Chỉ có điều, chưa có dịp tìm hiểu nhau kỹ, lại trải qua những ngày có chửa và nuôi con nên tâm tính người phụ nữ có khác, anh phải chiều. Nhiều khi cũng thấy khó chịu đến nghẹt thở nhưng cũng phải cố nén, cóo lên mà chiều cho nó qua những ngày ”máu gái đẻ“. Nhưng đến bao giờ thì hết cái tính nết ấy. Đấy là cái điều day dứt thầm kín của anh, nó sâu sắc đến nỗi hôm ra trước toà án nghe ông chánh án nói những lời lẽ bằng hình ảnh khiến ông chánh án phiên toà phải hơi nhìn xuống như đọc vào hồ sơ để nén một nụ cười vì sự ví von của anh. Những ngày sống bên chị ta tôi bơi trong cái hạnh phúc giống như bơi trong cánh đồng nước lụt của làng tôi, nó mênh mông không biết đâu là bờ, không biết đến đâu là kiệt sức và mình sẽ chết đuối vào lúc nào“
..................................................
bạn đang đọc truyện tại yeutruyen.wapsite.me chúc các bạn vui vẻ
.....................................................
Chương 10

Châu hỏi:

- Anh nói lại xem nào!

Sẵn mặc cảm sự nhường nhịn chiều chuộng của mình lại hoá thành kẻ mất thế, Sài bực dọc:

- Em bảo sao anh làm thế.

- Làm cả một cái hoa hồng?

- Tất.

Châu muốn thét lên: ”đồ ngu“. Giá cứ quát được lên như thế thì cô đỡ phải nuốt nỗi uất giận vào người đẻ nó tích tụ, lớn mãi lên. Nhưng cô vẫn nói giọng dịu dàng:

- Em bảo anh lấy mươi cánh, anh đem tương cả cái hoa như thế làm gì chả sinh chuyện. Thôi trông con để em đi lấy thuốc cho nó. Nói xong, cô nhanh chóng bước ra khỏi cửa như chỉ sợ đứng lại thêm một vài giây nữa là cô không thể kìm giữ nổi những câu nói nặng nề thô bạo cứ muốn hắt vào mặt như hắt một bát nước bẩn vào mặt cái con người đần độn, vô ý. Mấy ngày nay anh ta bế thốc thằng bé ra đường để khoe khi nói chuyện với người quen làm nó nhiễm lạnh. Sáng nay Châu xin được một bông hồng bạch to như cái chén vại và mấy quả quất hồng bì rồi phải xuống cơ quan giải quyết mấy việc gấp. Đã dặn ở nhà lấy một quả quất và mươi cánh hoa để vào chén cho mấy giọt mật ong đem ”cách thuỷ“ cho con uống một lần một vài giọt. Cái tính sĩ diện luôn luôn sợ vợ dạy, cái gì cũng tỏ ra ”biết rồi, biết rồi“ đem tương cả ba quả quất, và cái hoa hơn một trăm cánh vào bát rồi đem cho con uống như uống nước để thằng bé đâm ra ỉa chảy. Mới hơn bảy tháng trời mà đã ỉa chảy mất nước! Châu nghe mẹ, nghe chị dặn chú ý đừng để con bị ỉa chảy là thành thói quen khó chữa. Tự nhiên nước mắt Châu ứa ra, cô thấy thân phận mình sao lại đến nông nỗi này. Bao nhiêu người đàng hoàng, lịch lãm không yêu, đâm đầu vào cái thằng nhà quê thô kệch, dốt đủ mọi thứ mà cứ luôn vỗ ngực ở chiến trường sống được, đấu trí đấu lực được với thằng Mỹ thì ở đâu cũng sống được, làm việc gì cũng được. Có được hơn một năm học sau đại học là thoả mãn, coi thường tất cả không thèm nghe ai, không thèm học thêm, cầm tờ báo, quyển sách cốt là để che mặt để ngáy. Từ ngày lấy nhau đến giờ có bao giờ Châu thấy anh ta xem xét nghiền ngẫm, suy nghĩ một cái gì cho thấu đao, Châu phải ê mặt với bạn bè, khu phố bảo cô bắt chồng hầu hạ bỏ mất nhiều khả năng triển vọng của anh ta. Hai người cùng đi làm ở cơ quan, về nhà thấy chồng ngồi chơi chả nhẽ không nhờ việc này, việc khác. Mà anh ta lại thích làm lụng chân tay chứ đâu có ý thích tìm tòi nghiên cứu. Nếu anh ta cứ vùi đầu theo đuổi một công trình một mục đích nào đấy thì không những Châu làm lấy mọi việc mà còn có niềm tự hào về chồng mình. Cô có nề hà gì mà không cố lên tạo điều kiện cho chồng phát triển. Thật không ngờ Châu đã lầm đến mức này!

Lấy được thuốc về thì con đã ”đi“ thêm dăm bảy lần nữa. Hơn một giờ đồng hồ đi bảy lần. Thế là chưa đầy nửa ngày đã đi mười sáu lần. Châu luống cuống nhét viên thuốc vào quả chanh nướng rồi lấy ra đốt bằng lửa than cho cháy thành than trắng đem pha vào nước sôi để nguội cho con uống. Thứ thuốc gia truyền ấy hàng trăm đứa trẻ ở khắp nơi chỉ uống ba viên đã khỏi mà thằng bé uống đến sáu viên vẫn chảy ra tuồn tuột. Bao nhiêu người quanh khu tập thể chạy đến mách bảo. Người ta lấy hộ lá thèn lèn, búp ổi rang vàng sắc đặc, cho uống. Cây cỏ sữa và rau sam rang vàng hạ thổ sắc uống cũng không khỏi. Không được cho ăn sữa nữa. Rang gạo cháy đi nấu nước cho uống. Uống vào đến đâu vẫn chảy ra tuồn tuột đến đấy. Bao nhiêu loại thuốc, loại là hiệu nghiệm của những thầy lang nổi tiếng nhất ở Hà Nội cũng bất lực. Mẹ, chị gái và các cháu của Châu chạy đến mắng mỏ và giục giã và thu dọn để vợ chồng nhanh chóng đưa con đi viện. Xe của cơ quan anh trai cô cũng đến đưa cháu đi cấp cứu. Trong mê man hoảng hốt cô chỉ thấy sự đùm bọc của những người ruột thịt nhà mình. Còn phía nhà Sài, nếu không có những câu gắt gỏng sai bảo việc này việc khác với anh thì cô cũng nghĩ chính anh cũng là kẻ hờ hững vô trách nhiệm với đứa con của cô. Đấy là chưa kể nỗi hận về kẻ gây ra tai hoạ lại chính là anh.

Tại sao ở ngay nội thành mà để cháu bé mất quá nhiều nước mới đưa đến bệnh viện? Mạch đập chìm và huyết áp cũng tụt đến mức nguy cấp. Mắt cháu đã dại đi, hai môi khô nẻ không còn đủ sức nhao lên hớp hớp và như muốn nhai, muốn nuốt cả cái chén uống nước. Nhưng lại không thể truyền nước vì nhiệt độ đang là 41 độ 2. Và lúc ấy một cháu bé ba tháng đã tắt thở trên bàn cấp cứu cũng vì ỉa chảy mất quá nhiều nước. Nhìn người bế đứa bé đi qua Châu hét lên rồi gục xuống. Người ta phải khiêng cô sang phòng cấp cứu của người lớn. Trước cảnh cháu, con em mình ”ngàn cân treo sợi tóc“ nỗi đau đớn hoảng hốt hiện trên hàng chục khuôn mặt của những người ruột thịt của Châu. Người ta nhìn Sài như một tên tội phạm. Nếu có chuyện gì xảy ra thì chính anh là kẻ một lúc giết hai mạng người. Sài còn nhận biết điều đó nhưng khắp người anh cũng như tê dại, choáng váng, mặt mũi hốc hác, mếu máo, anh như một con rối, chạy ra chạy vào theo lời sai bảo quát mắng, gắt gỏng của bất cứ ai để làm bất cứ việc gì mà anh cũng không biết sẽ để làm gì. Bằng sự từng trải của mình ngay phút đầu tiên nguy cấp anh trai của Châu đã đánh xe đi đón bạn anh là bác sĩ phó giám đốc của bệnh viện nổi tiếng về khoa nhi của cả thành phố. Một tập thể bác sĩ và y sinh được tập trung xử lý ”ca“ này. Dù còn những ý kiến hoặc phản đối, hoặc ít tin tưởng bác sĩ phó giám đốc vẫn quyết định tiến hành truyền trong khi vẫn tiếp tục các biện pháp hạ sốt và chống co giật. Mười hai ngày, đêm ngồi đặt ngón tay trỏ giữ kim cho khỏi chệch ven và nhìn từng giọt nước, giọt máu rơi từ chiếc bình giốc ngược xuống ống dẫn một cách chậm chạp đều đều, trên dưới sáu mươi giọt một phút, nhanh quá thì sốc mà chậm thì hoặc là bị tắc, hoặc không đủ độ nước, độ kháng tố cho cơ thể. Từng giọt, từng giọt, hàng chục lít nước và máu chảy vào cái thân thể của con; anh không được lơ là, không được phép bỏ qua một giọt nước, giọt máu chảy nhanh hơn hoặc chậm lại so với sự điều chỉnh ban đầu của hộ lý. Cho đến năm năm sau anh vẫn không hiểu tại sao suốt cả mười hai ngày đêm ấy anh đã không hề chợp mắt một giờ. Năm năm sau vẫn còn cảm thấy đau khổ, mỗi lần người ta lách kim vào thái dương, vào trán, vào hai cổ chân tìm ven của con. Thằng bé chỉ còn như con mèo ốm. Mỗi lần không tìm thấy ven, rút kim ra, máu lại ứa ra theo. Cái cô ý tá mặt béo xị xuống như cái bị, ngón tay như quả chuối mắn chọc vào đầu con người ta hàng chục lần làm vỡ hết ven vẫn không thấy. Xót ruột quá Sài kêu lên: ”Chị ơi, chị xem... thế nào... hay là...“ -”Các ông, các bà sợ con đau sao không để ở nhà mà chữa“. Năm năm sau vẫn thấy rùng mình hoảng sợ về những ngày ấy. Đến nỗi, chợt nghe thấy ai nói ở đâu có tiếng ”ỉa chảy“ là ngừời giật thót như bị đánh bất ngờ. Châu chỉ hoảng hốt ngất đi trong đêm cấp cứu con. Những ngày sau cô vẫn vào ngồi cùng chồng bên bàn tiếp nước. Cô giữ kim hộ Sài lúc anh đi ăn cơm, đi ra sau hoặc thèm thuốc quá ra quán nước làm hơi thuốc lào. Đêm, Sài bắt vợ phải về nghỉ để anh trông con. Nếu không có những ngày tiếp theo sau đêm cấp cứu ấy có lẽ không có dịp nào để anh có thể xoa dịu được nỗi giận dữ của cả gia đình nhà vợ. Trước người ta yêu anh vì anh chịu khó, thật thà, chất phác. Dù có láu cá nhưng vẫn là cái láu cá của anh nhà quê, chưa thể là sự lọc lõi xảo trá. Người ta thương, vì anh ngờ nghệch dại dột, trước người vợ từng trải không ngoan. Đến bây giờ, ngay lúc bình tĩnh nhất, mọi người vẫn có thêm một ấn tượng nữa về anh. Đấy là sự ngu. Đã là thằng ngu ai cũng có quyền khinh bỉ, coi thương. Dù bằng lòng tin ngừơi dễ dãi của mình anh cũng có thể nhận ra cái ý nghĩ ấy của mọi người trong gia đình vợ. Sau khi rời phòng cấp cứu, Châu ở lại bệnh viện trông con để Sài ngày ngày mang tã lót, quần áo về giặt và mang cơm vào viện cho vợ. Châu không thể ăn được cơm của bệnh viện. Vẫn giữ ”chế độ“ ăn như từ khi đẻ, Sài cố gắng làm những món ăn Châu thích như để chuộc lại lỗi lầm của mình, Châu cũng rất hài lòng khi cả phòng bệnh khen cô ăn sướng, được chồng chiều ”hết ý“. Dù thế vẫn có một cái gì đó phải kìm lại. Cô trở nên ít nói. Chỉ có những công việc cần nhắc nhở, sai khiến cô mới nói với chồng như bất cứ ngừơi nào khác. Khi mới yêu nhau, gia đình hờ hững, anh nghĩ chỉ cần một mình Châu yêu anh là được. Lờy anh rồi, Châu hạch sách, bắt bẻ, gia đình ái ngại thương anh, anh thấy mình có chỗ dựa vô cùng ấm áp. Đến bây giờ bắt gặp những cử chỉ dù là rất nhỏ của sự coi thường ở ”hai phía“, anh có cảm giác như mình đang cố sức leo cây cứ ngửa mặt, cố lên mãi đến lúc tưởng chỉ cần giơ tay ra là hái được quả mới ngớ ra rằng nó vẫn còn mờ xa mà mnfh thì kiệt sức hết hơi, tụt xuống sợ cười chê, mà leo nữa thì không đủ sức. Từ khi lấy vợ đến giờ đây là lần đầu tiên anh cảm thấy cô đơn quá, bất lực quá. Cũng là lần đầu tiên Sài thấy sợ hãi những cái nhìn lạnh nhạt, những lời nói lạnh nhạt của vợ và cả gia đình cô. Hình như nó đang chứa chất một cái gì đấy mà anh không thể nào ”kê bằng“ cái hạnh phúc của hai vợ chồng. Anh càng cố, càng thấy nó bấp bênh thêm.

Tính lên thăm cháu khi nó đã về nhà. Không đến thì mang tiếng, mà đến anh sẽ rất khó xử. Hồi con gái bỏ về, suốt một ngày một đêm vợ chồng vừa dỗ dành,vừa đe nẹt để nó phải lên trông em. Nó cứ lặng đi không nói năng gì. Đến khi anh quyết định: ”Chuẩn bị quần áo, sáng mai đi. Không phải bàn bạc gì nữa“. Biết khó lòng làm trái quyết định của bố, nó liền oà khóc, quỳ xuống chắp hai tay như khấn: ”Con lạy bố, con lạy mẹ. Giết con thì con chịu, con không thể lên được nữa“. Nghe con kể sự tình khiến nó phải trốn về, Tính đã lên Hà Nội để hỏi Hiểu và bạn bè của Sài. Đã từ lâu không ai đến nhà nhưng đều có rất nhiều chuyện đồn đại khiến Tính nhận ra không chỉ con anh mà ngay em mình cũng bị đối xử còn quá một thằng ở. Tính đau đớn trở về nhà. Đợi gần một tháng sau ông Hà ở miền Nam ra Tính than phiền với ông và yêu cầu chú hôm nào gọi Sài và báo cho anh lên, ba chú cháu ”họp“.

- Để làm gì?

Nghe chú hỏi lại lạnh nhạt Tính ngồi lặng đi.

- Gần như ngày nào tôi cũng bắt gặp sự nhớn nhác, sấp ngửa của em anh. Có lúc muốn quát vào mặt nó: việc gì mày phải khốn khổ, bệ rạc thế. Nhưng nó rất thoả mãn, có phần vênh vang cái tài ba của nó đã có được vợ con, nhà cửa. Nó đã sẵn sàng từ bỏ tất cả những thằng bạn lên án nó. Biết đâu nó chả từ bỏ mình luôn. Tôi với anh chỉ là mối hận của nó về chuyện vợ con trước đây. Tốt nhất là kệ.

Đấy là cái chính để gần bốn tháng nay Tính đã ba lần lên Hà Nội, nhưng không đến chỗ Sài. Cái đau đớn nhất trong anh là tất cả mọi hy vọng về một thằng em trai với sự ”làm nên“ của nó bị sụp đổ. Cái hy vọng về một gia đình đoàn tụ êm đẹp, cô em dâu người Hà Nội vẫn có thể quý trọng, kính nể, nghe lời người chị dâu ở nhà quê cũng sụp đổ. Không cần cái đó là thực tế, chỉ cần nó có những biểu hiện chứng tỏ sự kính nể ấy một vài lần trong một năm là vợ chồng anh có thể bán cả nhà cửa, bán cả xe đạp và đài để mà lo liệu, chạy vạy cho vợ chồng của em. Anh tiếc cái công lao vun đắp hàng mấy chục năm nay của mình. Lần này vì đứa cháu và vợ giục, anh phải đến em với một tâm trạng chứ chất nỗi bực bội ấy. Châu đang ngồi ở giường trông thấy Tính từ ngoài đường, cô nhanh chóng đẩy ri đô ra phía ngoài, nằm ôm con như đang ngủ. Tính ngó vào cửa sổ trông thấy Sài đang lúi húi ở bếp, nhưng anh lại gõ cồm cộp vào cánh cửa. Sài vừa vớt rau vừa hỏi. Nghe tiếng anh trai, anh vội vàng chạy lên, Tính hỏi hững hờ:

- Cháu đỡ chưa?

- Rồi ạ.

Quay vào biết vợ vừa nằm chưa ngủ, anh gọi nhỏ: ”Châu“. Vợ không thưa. Tính bảo để cho thím ngủ. Tính biết thừa vào giờ này không ai ngủ sau đến mức không biết gì nhưng anh vẫn coi như Châu không biết anh đến. Anh nói chuyện với em trai như nói với người ngoài đường.

- Cháu ra viện từ hôm nào?

- Được ba hôm.

- Độ này ông Hà đi vắng, không có ai về quê thành ra không biết tin tức gì. Cũng chả thấy Sài nhắn về. Hôm nay đi Hà Nội có chút việc gặp mấy người nói cháu ốm mới biết. Anh nhồi thuốc vào nõ, hút một điếu thuốc lào, uống một chén nước rồi xách túi:

- Thôi, biết cháu khỏi là yên tâm.

- Anh ở đây em dọn cơm ăn đã.

- Ăn rồi.

- Anh ăn đâu mà!

- Đạp xe dọc đường thấy mấy cái quán có vẻ lịch sự ăn luôn.

Biết tính anh từ bé không hề ăn cơm hàng trên đường đi, dù đường đất có xa hàng mấy ngày thì cũng nắm cơm, gói xôi, mua sẵn bánh mì, hoặc bánh chưng ở chỗ quen biết mang theo chứ không chịu ăn quà dọc đường. Nhưng vợ anh đã tránh không muốn tiếp anh trai mình, anh có ở lại cũng không vui gì. Sài đành lặng lẽ tiễn anh.

- Sài làm gì cứ tiếp tục đi, tiễn làm gì.

Nghe giọng có phần dỗi lẩy của anh trai, Sài nghẹn đi. Lẽo đẽo theo anh một đoạn khá xa Sài mới hỏi:

- Tình hình ở nhà độ này thế nào anh.

- Gì cơ.

- Chị với các cháu...

- Chậc! Chỉ có ốm đau liểng xiểng chứ chả có chuyệng gì.

- ồ thế làm sao? Nãy anh không bảo em để lấy ít thuốc.

- Chà, đói ăn, nhà quê ốm mấy ai uống thuốc.

- Anh nói với chị độ này em chưa về được.

- Thôi Sài bận, về làm gì.

Sài đã nóng bừng ở mặt về cái kiểu dỗi lẩy của anh. Anh ấy chẳng hiểu những ngày qua thằng bé suýt chết đã phải khổ sở như thế nào. Những lúc ấy nhà mình không thấy một ai trong khi vẫn tự hào với nhà họ về sự thương yêu đùm bọc của anh em nhà mình. Con Hưng nói dối để về mất tăm cũng không ai nói lại một câu. Sài đã phải dày mặt về tội thiếu đàng hoàng sòng phẳng của gia đình nhà mình. Anh không hiểu hết hoàn cảnh của em, mỗi lần đến thăm anh lại chì chiết bóng gió làm sao chịu nổi. Nhưng cái làm cho Sài điếng người muốn ứa nước mắt lúc quay về là câu nói trước khi anh lên xe.

- Có lẽ về phải bán cái xe này chạy gạo cho mẹ con nó. Bây giờ kiệt quệ hết rồi.

Câu nói đó có khác gì anh nói rằng: Tôi có đồng nào dốc vào bồi thường công sức cho con Tuyết ly hôn, dốc vào mua nhà, cưới vợ mới cho chú, bây giờ vợ con tối chết đói chú có biết đâu. Không thể còn gì nhục nhã bằng một thằng bốn mươi tuổi đầu phải ngửa tay đi ăn xin, dù là ăn xin của anh ruột cũng bị khinh rẻ, bị nhiếc mắng và còn mắc nợ suốt đời.

Sẵn nỗi căm giận chồng từ ngày con ốm, sự xuất hiện của anh chồng làm trỗi dậy trong Châu những ấn tượng xấu về một gia đình mang đầy nề nếp cổ hủ khiến cô lẩn tránh không muốn tiếp anh. Lẩn tránh nhưng vẫn nghe thấy hết những lời nói lạnh nhạt, cố nói to để cho cô nghe. Rồi hai anh em dẫn nhau đi, chắc hẳn lại thì thọt trịnh trọng những chuyện của đàn bà cũng không đáng để ý. Cô càng khinh rẻ cung cách sống của anh em nhà Sài. Chừng mười lăm hai mươi phút không thấy Sài về cô dậy dọn mâm bát ăn cơm. Đã cùng ăn chung ”một chế độ“, cô cũng cố tạo ra sự riêng biệt: gắp rau ra đĩa, xúc thịt rang tôm vào bát, pha nước chấm, thứ gì cũng chỉ vừa đủ một người ăn. Nếu anh có về hãy tự lấy bát đũa, tự gắp nốt rau và xúc lấy thịt mà ăn. Đến khi Sài về cô đã ăn xong, bát đũa còn vứt ở chậu, cô đi nằm. Nhìn ít rau còn lại ở rổ, nồi cơm toàn cháy không thèm đánh, anh hình dung ra khuôn mặt và cử chỉ của vợ dù cô đã nằm quay vào phía trong tường. Không khi nào vợ bận bịu hoặc đi vắng anh ăn cơm mà không ủ nóng phần còn lại, sắp sẵn bát đũa và gạt sẻ phần cơm còn lại gọn ghẽ ở mâm. Thì ra người Hà Nội nhiều lúc cũng mất lịch sự như thường. Anh mẩm bụng và mỉm cười chua chát rồi lặng lẽ dọn mâm bát ngồi ăn một mình. Ăn xong, rửa dọn bát đũa xoong nồi của cả hai người, giặt một chậu tã lót rồi Sài dắt xe đạp đến cơ quan. Hết giờ làm việc, giữ cảnh tất bật vội vã của mọi người tự nhiên thấy mọi sự háo hức vất vả là vô nghĩa, anh cảm thấy nhàn nhã một cách nhạt nhẽo. Không còn muốn bắt trước, mắt sau cắm đầu đạp xe về nhà như mọi chiều nữa. Anh lững thững dắt xe ra cổng mà không biết rẽ đường nào và đi đến đâu. Anh đạp xe quanh hồ Hoàn Kiếm, quanh hồ Thuyền Quang. Rồi cả một vòng quanh Hồ Tây mà không biết để làm gì. Phố nào cũng có ngừơi quen, thân mà không dám vào. Phần vì sợ ai cũng có gia đình vợ con có công việc hoặc sự hẹn hò. Phần khác, cũng thấy xấu hổ vì sau sự vất vả lo cưới xin, chỗ ăn, ở cho mình xong có bao giờ mình ”mở mắt“ để đến nhà ai ngoài mấy người cần nhờ thuốc men hoặc việc gì đó. Bây giờ lại vác bộ mặt đau khổ này đến trút bỏ cho người ta! Đến hơn mười giờ đêm, không biết đi đâu, đến đâu, anh đành quay về nhà. Phải gọi đến câu thứ mười một Châu mới mở cửa. Làm xong cái việc bắt buộc ấy cô lại vào màn. Anh bật điện dắt xe xuống bếp. Cô ngồi dậy tắt điện và nói như ra lệnh.

- Để cho thằng bé nó ngủ

Anh tìm diêm châm đèn dầu. Một chậu tã lót đầy ụ. Một chậu bát đũa cũng đầy nhưng nồi thì đã hết cơm. Thịt và rau cũng hết. Sài hiểu vợ chỉ nấu cơm đủ một mình ăn. Anh vo gạo, bắc bếp. Trong khi đợi cơm sôi anh xát xà phòng vào tã lót. Cơm cạn, ra máy giũ. Ăn xong lại rửa dọn bát đũa, nồi xoong của cả hai ngừơi. Đêm vẫn cho con ăn và thay tã như thường lệ. Mấy ngày sau vẫn nấu cơm ăn riêng và Sài vẫn làm tất cả mọi việc như ngày hôm nay đã làm. Tình trạng ấy diễn ra trong năm ngày. Cả năm ngày ấy vẫn còn là bí mật, ngay đến nhà sát tường cũng không hiểu. Vì họ thấy hai cô chú đều nói chuyện với mình vui vẻ. Ngày chủ nhật, hai đứa con của chị gái Châu đến chơi với em, chúng giành lấy việc đi chợ và nấu cơm cho cả bốn người. Cái lý do để họ ăn chung trở lại dễ dàng như một thứ trò chơi của trẻ con. Song, với cả hai người cái ấn tượng xảy ra trong năm ngày vừa qua không thể gọi là nhỏ.

Nhưng vì những lý do khác nhau cả hai đều phải cố. ở Châu, dù sao cũng không thể thoát ly cái bản tính vốn có của đàn bà. Sợ những dấu ấn không thể nào xoá bỏ của mỗi cuộc tình duyên. Ngoài cái đó, cô là người con gái luôn sống với tình cảm ”hết mình“, nhưng lại rất ngại tai tiếng. Lấy Sài xong, coi như xong nỗi lo sợ cái hậu quả của cuộc tình dấm dúi, cô trở thành người con gái hoàn toàn đứng đắn có thể dạy bảo các cháu gái phải nghiêm túc và kinh tởm lên án những người đàn bà lăng nhăng. Ngay từ khi chưa cưới cô đã biết rằng sống với Sài sẽ rất khổ sở về những chuyện vặt vãnh. Cô đã định sẵn cho mình một phương án là chỉ cần có con, chẳng cần bất cứ một thằng đàn ông nào. Khốn nỗi cô còn trẻ quá, xinh đẹp và tràn đầy sức lực làm sao có thể yên ổn được. Khi con đã lẫm chẫm biết đi, cô có thể tự do hơn, càng thấy mình có đầy uy lực hơn cả thời con gái. Bằng sự khôn ngoan lịch lãm của mình cô biết cách sai khiến hàng chục ngừơi đàn ông, có cả những lão ngoài năm mươi tủôi bỏ vợ, bỏ con đi xếp hàng rồi gò lưng lai mì, lai gạo cho ”cô cháu“. Rồi dầu, nước mắm, đường và xà phòng, làm tem phiếu cuối năm và đổi sổi gạo, xin thuốc cho cháu và cả vé đi xem phim... Việc gì khó khăn đã có các ”chú“, các anh giúp đỡ tận tình. Cô vừa ”đảm đang“ chiều chồng nuôi con vừa có mối quan hệ thoải mái với những người đàn ông khác. Bất cứ người đàn bà nào cũng tự tin mình đứng đắn nhất nên họ chỉ nghiêm ngặt chê bai độc ác với ngừơi khác còn mình thì được quyền buông thả mà không bao giờ có ”khuyết điểm“. Tuy rằng các ”chú“ và các anh chưa hề có biểu hiện thiếu nghiêm túc nhưng cô cũng cảm thấy chán cuộc sống ở nhà. Sao mọi người tốt thế, ung dung thế mà chồng mình thì lúc nào cũng nhem nhếch đến khốn khổ. Nhiều khi cô xin được giấy mời múôn rủ chồng đi xem, lại sợ ngượng với xung quanh đành phải ở nhà. ở cô hình thành hai con ngừơi. Phần ở cơ quan, ở ngoài đường gặp ai, làm gì cũng duyên dáng, lịch thiệp cười nói phóng khóang mà vẫn tế nhị, một cô gái nết na hiền dịu có thể gọi là ngừoi phụ nữ lý tưởng hiện nay. Phần ở nhà thì cau có quyết đoán thô lỗ, bất chấp và lạnh lùng. Bao nhiêu lần cái nhau, Sài phải đến ngủ trên bàn làm việc của cơ quan hoặc cô trở về nhà mình đều do cô chủ động xướng sự gay gắt, nói với chồng những lời không thể nhắc lại với ngừơi khác. Nhưng bao giờ Sài cũng là ngừơi có lỗi nhiều hơn. Không nói ra nhưng ai cũng nghĩ thế. Vì anh là ngừơi cục cằn, thô lỗ không thể thích hợp với một cô gái gốc Hà Nội thích vuốt ve êm ái. Không thể trách ai, chính con ngừơi Sài với từng dáng dấp, cử chỉ đã tạo ra cho mọi ngừơi cái ấn tượng ấy. ở cơ quan và ngoài đường không bao giờ anh nhượng bộ từ việc nhỏ nhặt. Anh lạnh lùng, im lặng kiên quyết và thẳng thắn, sống ”hết mình“. Bản tính anh thế nào, thói quen của cuộc sống bộ đội gần hai chục năm ra sao anh không hề giữ gìn giấu giếm. Lâu dần người ta thông cảm và trân trọng sự thành thật của anh,tuy rằng ai cũng mong muốn giá anh khéo léo tế nhị tí nữa thì tốt hơn. Nhưng về nhà, anh hoàn toàn là kẻ nhu nhược dễ tính,việc gì cũng cho qua, miễn là vợ thích. Càng chứng tỏ mình là một thằng đàn ông thì càng hèn hạ yếu đuối hơn cả mọi người đàn bàn. Càng tỏ ra mình đàng hoàng chiều vợ, thì càng tuỳ tiện biến mình thành kẻ nheo nhếch đến xấu hổ. Giữ vẻ ung dung, thư thái được cả ngày đến bữa cơm tối không biết con chơi đâu chưa về phải hốt hoảng chạy đi. Vấp ngã tuột cả dép, bật cả móng chân cái,thế là bong tuột luôn cả cái ý chí tu luyện trước mặt vợ và xung quanh. Nói tóm lại, do sự ”tương quan lực lượng“ anh muốn chứng minh là kẻ mạnh thì càng yếu thành ra cứ phải cố. Càng cố, khoảng cách của hai người càng xa. Người ta chê trách anh rằng ngay từ đầu đã để mất thế, anh sợ ngay từ đầu, nên nó thành quen. Anh bực mình với những nhận xét ấy. Anh đâu có sợ. Anh chỉ nhường nhịn, chiều chuộng, nói chung là nể chứ đâu có chuyện sợ. Dù biện bạch thế, anh vẫn thấy thèm cuộc sống của những nhà xung quanh. Một đôi vợ chồng công nhân, chồng đứng máy bậc hai, vợ trông trẻ, lương hai ngưòi cộng lại chỉ bằng lương Sài mà họ sống rất vui vẻ tươi tỉnh. Chiều chiều chồng lai vợ ngồi phía sau bế con, treo ỏ ghi đông hai túi, một quần áo con, một đựng các thứ rau và thực phẩm. Dựa xe vào nhà, chồng bé con rong chơi hoặc sang nhà hàng xóm đánh cờ. Vợ nấu nướng xong đến đón: ” Đưa con về em tắm“. Nào ”chít“ chào bố rồi về ”trắm trắm“ nào“. Mẹ con tắm xong giặt xong, sang mời anh nghỉ tay về ăn cơm. Trên bàn họ lúc nào cũng có cốc hoa cắm mấy bông hồng hoặc hao đồng tiền.

Một kỹ sư hoá chất, vợ làm thợ may ở công ty xuất nhập khẩu bao giờ chồng có khách cũng tự tay xách ấm đun nước, pha trà, rồi ”xin phép bác ngồi chơi với nhà em, em đang dở chút việc“.

Một anh phó quản đốc, vợ là kỹ sư kém chồng mười lăm tủôi, lít nhít ba đứa con. Anh ta cũng hay gặp Sài ở máy nước nhưng ngoài công việc ra anh ta vẫn đi xem đá bóng, bóng chuyền, bóng bàn, không bỏ sót một trận nào.

Anh ”nhạc sĩ“ của xí nghiệp ngói, thì không đêm nào không có người đến hò hát đến khuya. Chị vợ cho con ngủ trong chiếc giường mù mịt khói thuốc rồi dậy đun nước cho đến khi khách về. Xếp lại bàn ghế và quét đầu mẩu thuốc lá, đổ bã chè, hàng nửa tiếng đồng hồ mới thu dọn quét tước xong. Có đêm phải rang lạc ướt đẫm mồ hôi, hoặc đạp xe đi tìm ”cái nhắm“ để họ ngồi đến hai ba giờ sáng, có ngừơi nôn mửa cả ra nhà, chị vẫn mắng các con: ”Để im cho bố ngủ“- ”Im lặng cho bố làm việc“- ”Bố đang sáng tác, ai bảo các con làm ồn“.

Nghĩa là nhìn vào nhà ai trong khu tập thể Sài cũng thèm, cũng ao ước. Còn vợ mình bao giờ cũng tìm cách kéo ri đô che kín giường hoặc đi đâu đó để chờ khách của chồng ra khỏi nhà mới trở về với bộ mặt nặng nề như nói: ”Tôi mệt lắm rồi đấy. Lần sau anh định tiếp khách hay đuổi mẹ con nhà này đi rồi sẽ mời khách vào nhà. Một chỗ ở bằng cái lỗ mũi này không chịu được khói thuốc lào, thuốc lá đâu“.

Khách đến, anh đang dở côngviệc gì phải bỏ lại thì khi khách ra về được nghe một câu dặn ”Nếu bận tiếp khách, anh bảo trước để còn liệu nhé“. Lúc đầu Sài cũng ”quặc lại“. Kết quả mỗi lần quặc nhau xong anh lại đi lang thang ngoài đường để đến đêm đến ngủ trên bàn làm việc ở cơ quan. Về sau, cô không nói gì và anh cũng không to tiếng với vợ nhưng mỗi lần có bạn đến anh giật thót người, mắt trước, mắt sau nhìn xem thái độ của vợ ra sao còn liệu. Nếu là bàn bạc công việc hoặc không thân thiết thì anh chỉ đứng ra cửa như sắp sửa đi đâu đó để nói với nhau vài câu rồi khách quay ra luôn. Nếu là bạn bè thân thì: ”Cứ ngồi chơi mình rửa mấy cái bát“- ”Mình giũ mấy cái tã“- ”Mình nấu nồi cơm“v.v... Có khi rủ bạn ra máy nước, hoặc xuống bếp vừa làm vừa nói chuyện hoặc nhờ bạn làm hộ việc gì đó cho nhanh. Sài sợ nhất là gia đình anh ở quê lên. May hàng năm nay không ai đến, bớt cho anh cái khoản lo cơ bản. Cái lý do để anh mất dần gia đình, bạn bè là thế. Nhưng không phải Sài là con người hoàn toàn ngu si để Châu múôn điều khiển chỉ huy anh thế nào nên thế. Một con ngừơi học hành giỏi giang tháo vát và kiên nhẫn làm được tất cả mọi việc đâu có dễ để cô bé dù là con gái Hà Nội cứ lấn tới mãi mãi.Với một anh nông dân có học, không quen nói ra những ý định của mình, Sài đã tính toán cân nhắc tất cả mọi điều và anh cam tâm nén chịu. Đã một lần mang tiếng bỏ vợ anh không muốn để người ta hỉêu anh là con ngừơi lăng nhăng. Mặt khác, thực tình anh cũng mê Châu. Đã ”trót nhỡ“ rồi, anh phải giải quyết cho êm thấm. Không ngờ anh đã nhanh chóng lao vào cuộc chạy đua vô cùng vất vả. Đến lúc thấm mệt có phần chán nản anh lại không muốn thú nhận cái điều mọi người nhận xét. Anh với Châu ”cọc cạch“ quá. Anh biết rằng cái tính nết của anh trời sinh ra như thế, cái thói quen từ bé đến giờ là như thế, không thể thay hẳn con ngừơi mình để phù hợp với Châu. Anh chỉ còn biết sống thật thà, hết mình. Đến bây giờ không còn gì cho riêng mình kể cả danh dự và lòng tự trọng, kể cả cái ”gia tài“ trong chiếc ba lô ”cóc“ cũng không chỗ để. Hơn ba năm lấy Châu chiếc ba lô hết đặt lên mặt tủ lại nhét xuống gầm giường, treo hết sau cánh cửa lại buộc vào dui mề trên mái nhà. Sáng nay Châu bắc ghế treo gói chăn bông vô tình đụng đầu vào hăng gô trong túi ”cóc’, lập tức cô lấy dao cắt luôn cả hai quai, quăng nó xuống chiếc giường một. Mãi khi đi ngủ gối đầu lên cái đống lục cục. Sài mới biết chuyện. Hơi ngớ ra, nhưng nhìn vết dao cắt vào quai ba lô rồi, nhìn lên mái nhà chỗ treo chăn bông anh hiểu ra và như nhìn thấy cả bộ mặt của vợ lúc vứt nó xuống đây. Cổ anh như có cái gì chặn ngang thấy khó thở, không tài nào chợp mắt được dù rất mệt mỏi. Lặng lẽ nuốt những hơi thở dài, đến khi vợ tắt đèn anh mới lần sờ, nắn từng thứ trong túi ”cóc“. Sờ vào những thứ đồ dùng gần như quên lãng đi năm năm nay bỗng anh cảm thấy như hụt hơi, như lại bước vào những trận bom, những lần đái vào bi đông, để lấy nước uống. Cái đêm thằng Thêm ”nằm“ xuống bờ suối! Cái bi đông này, cái ba lô này đã đè lên người mình và thằng Thêm nằm đè lên những thứ đó để mình cõng đi. Nó không còn biết đau đã đành, ngay mình cũng không có cẩm giác đau đớn khi thằng bạn đã tắt thở, nằm trên lưng. Cả cái bát sắt này! Mới đêm qua mình rót nước đưa cho nó chiêu với lương khô nó còn kêu: ”Cho em tí nữa. Sao anh ”kiết“ thế. Mới đêm qua thôi ư? Thêm ơi, mấy năm rồi tao không đến thăm bố mẹ và các em! Tao không còn thì giờ, không còn điều kiện, không còn tâm trí để nhớ tới mày và bây giờ thì không còn cả cái chỗ ở nữa. ở đây không còn chỗ cho tao, không phải là chỗ của tao.

Cả một đêm thức trắng, người xọm đi, trông mặt anh như sắt lại. Anh bằng lòng với sự day dứt dằng xé suốt đêm qua để đến sáng nay có một quyết định. Anh không thể tiếp tục một cuộc sống không phải là mình, không còn là mình, cái mình có thì thừa ra, cái không có thì phải ứng xử hàng ngày, cố mãi từng ngày vẫn thiếu hụt, vẫn thấy không phải, vẫn bị chê trách. Anh không hề có ý định xé đôi hạnh phúc một lần nữa. Nhưng quả thực, anh không thể thích hợp với nó, không thể tiếp tục ngửa mặt lên để ”vun đắp“ một tình yêu,một cuộc sống gia đình như là mới xuất hiện trong ý nghĩ vụt đến của cái phút đam mê mù quáng. Phải tìm cách sống khác thôi! cách gì? Anh chưa thể biết, nhưng nhất định phả có một cách khác. Anh trở thành con người lặng lẽ, âm thầm. Nén chịu thuần thục những nỗi tức giận để không ai thấy anh bỏ đến ngủ ở cơ quan. Gần đến tháng sinh đứa con thứ hai, anh vẫn không hề đưa đón cô một ngày nào. Đến gần đây Châu lại thấy anh ăn nói lạnh lùng và bóng gió, khiến cô có phần hoảng sợ. Đấy có phải là nguyên nhân chính để nổ ra chuyện cô quyết định bỏ về nhà mình?

Sài về đến đầu đường thấy một chiếc ô tô phanh két lại trước đám trẻ chạy qua đường sang bên kia. Anh nhận ra con mình, anh tái mặt vứt chiếc xe đạp vội vàng chạy sang bên kia bế con. Mặt mũi nhem nhếch, mồ hôi nhễ nhại thằng bé vẫn chưa biết sự nguy hiểm, xảy ra. Nó cười như nắc nẻ xoa bàn tay đầy đất lên khuôn mặt của anh đã tím lại vì giận và hoảng sợ. Một tay bế con, một tay dắt xe đạp, về đến nhà nhìn thấy vợ đang ngồi đọc sách, cổ anh như nghẹn lại. Anh quẳng xe vào bờ tường rồi đưa con vào nhà bắt nó đứng úp mặt vào cánh tủ. Thằng bé không nghe lời bố, nó nhìn sang mẹ cũng vừa ngẩng mặt nhìn nó.

- Thùy, quay mặt vào.

Thằng bé khóc oà lên, chạy sà đến lòng mẹ. Một tay Châu cầm quyển sách tiếp tục đọc, tay kia vòng ra ôm lấy con. Sài kéo thằng bé:

- Ra đứng vào tủ, bố bảo.

Thằng bé trằn lại, kêu rú lên ôm chầm lấy mẹ. Châu ngửng mặt bực dọc:

- Làm cái trò gì thế?

- Em biết chuyện gì xảy ra không? Cứ ngồi đấy đọc sách, con sống chết thế nào không hay.

Châu vẫn đọc.

- Chuyện gì thì với trẻ con cũng không thể trị nó như kiểu Pôn Pốt được.

- Nuông chiều con như em rồi cũng có ngày mất xác.

- Đừng độc mồm. Con tôi, tôi đẻ ra, tôi không khiến ai phải xót hộ.

Sài không thể ngờ có những tiếng ấy. Cô không nói tiếp như mọi lần: ”Nếu không có anh chị tôi thì anh đã đầu độc con tôi bằng bông hoa hồng rồi“. Nhưng anh vẫn đứng lặng đi. Nếu là trước đây thì sẽ đùng đùng cãi nhau và anh lại bỏ đi. Lần này anh quay ra tìm thuốc lào, giọng dịu hẳn lại.

- Tùy cô, muốn nói thế nào cũng được. Sẵn nỗi hận ấy, chiều hôm sau anh bắt gặp vợ đi với ”ông chú“. Anh quyết định phải đẩy thêm sự căng thẳng giữa hai ngừơi, để múôn ra sao thì ra. Nếu không, anh cảm thấy đã đuối sức với một cuộc sống vợ chồng như thế này. Đến những ngày này anh cũng biết mình không đủ sức quản lý vợ, anh mất luôn cái bản năng ích kỷ là sự ghen tuông. Anh theo hai ngừơi cốt để có chứng cớ cụ thể. Chuyện ấy diễn ra như sau: Lúc ba giờ mười lăm phút anh định tạt qua một công ty để nắm tình hình rồi ra xếp hàng mua rau và về sớm đón con, vô tình, anh nhìn thấy ở trước mặt một ”ông chú“ lai tải gạo đang cười nói bải lải với vợ mình. Anh cho xe đi chậm lại vừa đủ khoảng cách đẻ anh có thể nhìn thấy họ mà vợ không thể nhìn thấy anh. Hai người vào quán giải khát ở đầu đường Điện Biên. Anh đứng khuất ở một quán sách bên kia đường mua tờ báo đọc. Hai mươi phút sau họ ra và đi tiếp. Theo đến khi họ rẽ đường Thanh niên thì anh quay lại. Không đến công ty, cũng không đi mua rau, anh về nhà nằm vật ra gường đợi đến bốn rưỡi đi đón con. Anh cố gồng mình lên để làm mọi việc một cách bình thường, đầy đủ, Tắm rửa giặt giũ cho con, nấu cơm cho con thấy vợ nặng nề dựa xe vào tường. Lúc ấy đã sáu giờ mười phút. Dù ”chú“ đã lai gạo đến đầu đường rẽ vào ngõ mới đặt sang xe ”cháu“, nhưng Châu vẫn có đầy đủ dáng điệu của một ngừơi vất vả đi xếp hàng và lai gạo về đến đây. Mọi người trong khu tập thể trông thấy cô, ai cũng ái ngại. Tại sao anh ấy lại để cô vất vả vào những ngày này. Sài hấp tấp chạy ra bê bì gạo và mắng:

- Đã bảo để anh đi mua, em cứ tham, nhỡ ra...

- ối dà, tiện thì làm. Việc gì cũng cứ để chờ anh, lại mang tiếng chồng hầu.

Sài mở tải gạo ra xem:

- ồ gạo hôm nay ngon. Chắc là phải xếp hàng đông lắm.

- Xếp từ bốn rưỡi. Đến lượt mình họ lại nghỉ giao ca nửa tiếng, gần sáu giờ mới đong được, phải sấp ngửa về ngay.

Sài như có cái gì đau nhói trong người nhưng anh lại vui vẻ ngay. Màn kịch ấy có thể gọi là đạt nếu khi anh rửa bát Châu không hỏi:

- Tối mai anh có đi xem phim không?

- Phim gì?

- Chưa biết. Nhưng là phim nghiên cứu của Mỹ.

- Hay quá. Nhưng ai trông con.

- Nếu đi, mang con xuống bà.

- Thôi em đi, anh ở nhà trông con khỏi vác nó đi lại đêm hôm nhỡ ra...

- Anh buồn cười thật. Có hai vợ chồng mà bảo vợ đi một mình.

Sài lại thấy như có một luồng giá lạnh chạy từ xương sống lên đỉnh đầu. Anh thủng thẳng.

- Rủ ai đó đi cho vui.

- Rủ ai?

Câu nói hơi xẵng của Châu khiến Sài buột miệng:

- Chú hoặc anh nào đấy.

- Chú nào, anh nào?

- Chả nhẽ từ khi lớn đến giờ em không có chú nào, anh nào để mời đi xem à?

- Này, này, đừng có giở cái giọng nhà quê ghen tuông vớ vẩn nhé.

Sài đã thấy người như nhão ra, tim đập thập thình đến run lên. Anh vẫn cố lấy lại bình tĩnh:

- Anh chưa ghen đâu.

- Đừng có quen thói doạ dẫm con mẹ nhà quê mà bắt nạt ở đây nhé.

- Nhà quê sao bắt nạt được thành thị. Nhưng nhà quê đã nói là có chứng cớ từng chi tiết cụ thể, không hồ đồ đâu. Chỉ có điều đã nên nói chưa và nói như thế nào thôi.

- Nói đi

- Thôi cứ bình tĩnh, đã vội vàng gì. Mà anh cũng chả cần nói. Để người khác họ tự nói ra thì hơn. Sài cứ thủng thẳng đầy lòng tự tin và tỉnh táo khác hẳn với sự hấp tấp của anh. Anh chỉ định nói đến cái việc xảy ra chiều nay mà Châu đã nói dối anh. Anh cũng định lúc nào đó, anh chỉ gợi ra để Châu phải thú nhận không những một việc mà nhiều chuyện khác trong mối quan hệ ”thoải mái“ của cô. Không thể tiếp tục một cuộc sống mà anh đã đánh đổi nhiều thứ quá nhưng lại chỉ nhận được của giả. Bằng lời lẽ và cách nói không bình thường của Sài, Châu hoảng sợ chuyện giữa cô và Toàn cách đây một tháng. Đã đến tai Sài rồi ư? Hôm ấy Châu có việc phải lên phía Mai Dịch, khi trở về Toàn đạp xe lặng lẽ theo cô. Về đến cửa nam anh ta vượt lên ngoặt bánh xe trước xe cô. Châu sững người chưa biết nói gì, anh ta đã hỏi: ”Xin lỗi em, chỉ cho anh hỏi một câu: Con có khỏe không?“ Châu nghiêm mặt ”Tôi đã bảo cấm anh kia mà“- ”Anh biết thế nhưng nhiều lúc nhớ con cứ tha thẩn đi suốt đêm ở ngoài đường“- ”Đừng có giở cái giọng lừa gạt ấy ra với tôi nữa, tôi kinh tởm lắm rồi“- ”Em định làm gì?“ Châu muốn chạy trốn nhưng anh ta kèm sát, cô không thể rẽ qua đường Hàng Bông, con đường mà chồng cô hoặc ngừơi quen trông thấy nên cô phải quặt sang phố Phan Bội Châu xem anh ta định giở trò gì. ”Em cấm đoán anh, nhớ con quá anh cứ liều đến thăm con. Mà nếu cần anh sẽ nói thẳng với thằng chồng em biết là nó không có quyền gì chăm sóc con anh“. Châu muốn vác cả cái xe đạp mà quăng cho vỡ mặt anh ta. Có bao nhiêu lời nặng nề, tục tĩu cô ném cả vào mặt hắn. ”Tao nói lại, thằng đểu cáng ạ. Nếu mày còn cứ theo đuổi làm hại đời tao thì chỉ có một trong hai ngừơi, tao hoặc mày sẽ phải chết!“. Bằng đôi mắt căm hờn ngùn ngụt như lửa của Châu hắn phải lùi lũi đạp xe rẽ đường khác. Châu bất chấp cả ổ gà, cả xe cộ, cô đạp như lao để chạy trốn, để thóat khỏi nỗi hoảng sợ mà Toàn vừa đem đến. Lẽ nào hắn ta đã đến đây một cách liều lĩnh và đểu giả. Tại sao vài tuần này Sài lại có vẻ tỉnh táo và không giận dỗi vặt, không tranh cãi, chấp nhận thoải mái những điều cô làm cho anh bực dọc! Cô ôm lấy mặt khóc nấc lên: ”Trời ơi, có chồng con ai thế này không? Có ai nỡ hành hạ vợ lúc bụng mang dạ chửa như thế này. Làm sao mà tôi chịu nổi“- ”Nếu ở nhà không chịu được em lại đi đi“- ”Anh đuổi tôi đấy à“- ”Anh không đủôi nhưng anh cũng không cản trở em“- ”Càng ngày tôi mới thấy rõ bộ mặt bỉ ổi của anh“- ”Thế cũng là muộn, nhưng không phải không có cách sửa chữa đâu“. Cách nói như chọc tức của Sài làm cô vừa tức tối, vừa lo sợ. Cô quyết định phải ra đi. Phần để lên án sự tàn nhẫn của chồng, phần có điều kiện tìm ngay đến Toàn xem thực hư ra sao. ”Được anh đuổi, tôi sẽ đi để cho hả cái thói ích kỷ ti tiện của anh trí thức tỉnh lẻ“ Sài vừa nhồi thuốc vào điếu vừa cười lạt: ”Em đã quá khen. Anh chưa được là dân hàng tỉnh đâu“- ”Câm mồm đi quân dã man“.

Nếu không có những người trong khu tập thể và đám trẻ con đã đứng đầy ngoài cửa sổ cô sẽ nói những lời nặng nề hơn thế cho hả cơn giận. Cô cũng không thể mang con đi vì mọi ngừơi khuyên cô và ủng hộ Sài giữ con lại. Thằng bé cứ gào thét nhao theo mẹ. Một đứa cháu ở hàng xóm phải bế nó chạy biệt đi kẻo không ai chịu được nỗi chia ly của mỗi cặp vờ chồng như xé đứa trẻ ra làm hai. Không tội tình gì mà nó phải chịu đựng nỗi đau đớn ngay từ khi mới bập bẹ, gọi bố, gọi mẹ. Sài nhanh chóng quét dọn, thu vén mọi thứ bừa bộn trong cái căn phòng tự nhiên như rộng ra, trống trếch, như là người bỏ đi mãi mãi không bao giờ trở về nữa. Bốn mươi tuổi đầu vẫn toang hoang không biết cuộc đời sẽ đi đến đâu! Làm thế nào được! Châu đã không trừ hco mình chỗ để lùi nữa rồi. Anh vội vàng chạy ra khỏi nhà đi đón con. Cu Thùy thấy bố sà ngay mếu máo: ”Bố ơi mẹ đi đâu!“ - ”Mẹ đi cơ quan“- ”Bao giờ mẹ về?“- ”Khi nào con ngủ ngoan mẹ về“- ”Bố có ngủ ngoan hông“- ”Có“ - ”ừ hai bố con ngủ ngoan mẹ về nhì“. Hai bố con nói chuyện ríu rít một líc nó lại xệu xạo: ”Mẹ đã về chưa bố“- ”Bố bảo, khi nào Thuỳ ngủ ngoan cơ mà!“ - ”Sao lúc hôm qua Thùy chưa ngủ mẹ cũng về“- ”ừ... ừ... Tại vì lúc ấy mẹ chưa phải đi cơ quan“- ”Làm việc là gì?“ - ”Làm việc là là... chỗ để cho ngừoi ta lấy lương“- ”Lấy lương để làm gì“- ”Lấy lương để mua kẹo“- ”ừ, đi mua kẹo đi bố đi. Hai bố con đi mua kẹo nhì. ồ hay quá“. Thằng bé hào hứng hẳn lên. Sài mua đủ thứ: bánh đậu xanh, kẹo vừng, kẹo lạc... bất cứ thứ gì con thích anh cũng mua. Nếu Châu ở nhà mà cho con ăn đêm những của ngọt ấy là ầm lên ngay. Nhưng biết dỗ con bằng cách nào! Những thứ bố mua còn nắm đầy hai tay bé Thùy đã ngủ ngặt nghẽo trên vai bố. Chiếc bánh đậu xanh ở tay thóng ra phía trước rơi xuống. Sài dẫm lên mới biết. Đến nửa đêm tự nhiên nó thét rú lên, như có ai đánh đuổi: ”ối mẹ ơi, mẹ ơi. Bố ơi mẹ đâu, mẹ đâu. Mẹ đi cơ quan về chưa?“- ”Con ngủ đi sáng mẹ về“- ”Không... Thùy hông ngủ nữa. Ngủ mẹ về hông biết mẹ lại đi mất. Hề, hệ... bố ơi, cho con đi với mẹ. Bố đuổi mẹ đi ứ phải mẹ đến cơ quan đâu... hơ hợ mẹ ơi...“ Nghe tiếng con khóc nẫu cả ruột. Tự nhiên nước mắt anh ứa ra. Làm sao cuộc đời lại cay cực đến mức này. Anh ôm con ngồi dậy, bật điện rồi hỏi con thích chơi gì, ăn gì. Anh bày tất cả đồ chơi ra nhưng nó đều gạt đi. Nó hỏi anh bánh đậu xanh để đâu. Anh đưa cho con thanh kẹo lạc ”ứ phải“. Nó lại hờn đòi trả bánh đậu. Bằng đủ thứ từ doạ ông ngoáo ộp, ông ba bị chín quai rồi kể chuyện và hát. Hai giờ sau con mới ngủ lại. Gần sáng anh chợp mắt được một lúc thì nó đã ngồi dậy khóc ti tỉ ở ngoài màn. Anh bật dậy ôm lấy con. Nhưng nó nhất định đòi đi với mẹ. Anh đành lau miệng cho con rửa mặt thay quần áo buộc chắc lại cái ghế mây, bơm xe rồi hai bố con đi ăn phở. Anh cũng mua bánh đậu xanh, chuối, trứng luộc, bánh chưng. Còn đồng lương nào trong túi anh bỏ ra mua quà dỗ con. Cả ngày thằng bé cứ ăn uống không ra bữa nào cho hẳn hoi. Giờ làm việc thì chạy theo các cô công vụ, văn thư của cơ quan, hết giờ, hai bố con nhong nhóng trên chiếc xe đạp. Cả trưa và tối bố chỉ có một chiếc bánh mì bột đen, rắn như cục gạch để trong túi, thỉnh thoảng thọc tay vào bẻ từng tí ăn dần. Vừa bẻ, vừa dứt, vừa đạp xe vừa nahi ăn như ngừơi ăn vụng. Đưa con đi hết chùa Một Cột, ra ngồi trước cửa lăng bác ra ghế Hồ Tây, hơn chín giờ đêm mới về nhà. Căn phòng tối om, lạnh lẽo. Lấy nước từ tối hôm qua còn âm ấm ở trong phích lau qua người cho con và cho nó ngủ, anh mới đi đun nước rót vào ấm để cho nguội cho vào chai và đổ vào phích, giặt giũ quần áo của hai bố con, xách thêm mấy xô nước đổ vào phuy, cho con gà ăn và uống nước. Xong xuôi mọi việc, ngồi hút điếu thuốc, ngửa mặt từ từ nuốt chầm chạp vào người làn khói như nuốt vào mình cái giây phút hoàn toàn tự do, hoàn toàn làm chủ căn phòng bấy lâu nay vẫn ấm ách bức bối. Chỉ mới có một lúc được hoàn toàn rảnh rang, không bị ai sai khiến, không sợ ai xét nét bắt bẻ. Nhưng khi đã thực sự làm chủ nó, đã thả sức nhàn rỗi lại không biết phải làm gì, Sài thấy nhạt nhẽo vô vị quá. Suốt ba ngày trời hai bố con mới nấu một bữa cơm vào trưa ngày chủ nhật mà vẫn tất bật, vất vả suốt ngày để rồi đến đêm khi con ngủ anh ngồi một mình không biết ngày mai sẽ ra sao. Bé Thuỳ không chịu đi nhà trẻ. Anh phải chiều nó. Hai bố con ngày nào cũng lang thang trên đường. Ăn không có bữa, ngủ không có giờ. Thằng bé ngồi phía sau như con nhái nhoài lên ôm lấy lưng bố. Ngày nào cũng mếu máo, nước mắt ngắn dài vì nhớ mẹ. Anh đã tiêu gần hết một trăm bạc vay của cô kế toán cơ quan. Không biết rồi sẽ vay tiếp ở ai trong khi chờ đến tháng lương. Đang nghĩ cách nhắn ai về để anh trai cho cháu lên giúp thì con lăn ra ốm. Hôm ấy là ngày thứ năm kể từ khi mẹ nó đi. Con đã biếng ăn từ hôm trước nhưng anh vẫn không biết. Như mọi ngày, ha bố con đến cơ quan, anh ”quẳng“ nó chơi đùa với các cô và mấy đứa trẻ khác. Gần trưa thì cô văn thư bế thằng bé đến mắng té tát: ”Chết chửa, anh trông con thế nào, con sốt nằm còng queo ở góc phòng hành chính mà bố không biết“. Sài cuống cuồng ôm lấy con. Hơi nóng từ nó toả ra hầm hập. Anh vội vàng cởi áo ngoài trùm lên ngưòi cho con rồi nhờ bạn lai xe đưa hai bố con về nhà. Lấy mấy thứ quần áo, chai lọ, cốc thìa của con rồi anh nhờ bạn đưa đến bệnh viện. Bà cụ hàng xóm chạy đến bế cháu một lúc rồi bảo anh để ở nhà. ”Mặt đỏ bừng bừng, mắt nhoèn dử, tai lạnh và ho thế này là cháu lên sởi rồi. Anh cho cháu ở nhà kiêng nước, kiêng gió, kiêng cho ăn lạnh. Đừng đi“. Sài nghe lời cụ. Vốn quý tính anh và thương tình cảnh ngộ ”gà trống nuôi con“ dường như cả khu tập thể đến mách bảo, chỉ vẽ cho anh cách trông nom con những ngày này. Suốt ngày anh ôm con ngồi trong giường buông màn che kín ri đô. Còn cửa ở hai phía trên nhà và dưới bếp đều mở để các chị các cháu thay nhau nấu cơm, nấu cháo cho cả hai bố con. Đã sẵn gạo và anh chỉ việc đưa tiền còn ngày nào bố ăn gì, con ăn gì đều do bà cụ ”chỉ huy“. Đêm cụ lại lên dỗ cháu hộ để anh đi giặt giũ dọn dẹp. Sự đùm bọc của bà con khu tập thể làm cho Sài bớt hoảng sợ. Những ngày Châu mới ra đi tưởng không thể nào hai bố con có thể sống được, dần dần cũng quen đi. Nhưng được tin con ốm đã hai ngày, cô vẫn không về. Ngay tối hôm ở nhà đi cô đã nhờ ngừơi lai đến gọi Toàn. Khi biết chắc chắn anh ta không hề làm một việc gì mà cô không muốn, cô yên tâm trở về. Lúc nghe giọng nói lấp lửng của Sài cô sợ mọi chuyện do Toàn đã làm vỡ lở. Cụng một lúc cô muốn băm vằm cả hai thằng đàn ông, một thằng lừa lọc, giả dối, đểu cáng và một thằng nông dân sẽ trả thù cô man rợ vì cái tình yêu mù quáng của nó bị đánh lừa. Nghĩ lại, cô thấy mình hơi cuống. Nhưng như thế càng hay, cô sẽ trị cho anh chàng nhà quê bớt tính ghen tuông bóng gió đi. Cô đã kêu ”ối“ lên khi có ngừơi bảo là con ốm, nhưng lại cố ghìm mình để bắt Sài phải đến xin lỗi như mọi khi. Có nhiều ngừơi ở khu tập thể cũng khuyên Sài như thế. ”Thôi thì tất cả vì con cái bỏ qua cho cô ấy đang bụng mang dạ chửa“. Sài chỉ im lặng. Nể ai lắm anh cũng chỉ cười cười vâng dạ cho qua. Anh đã thề với mình dù hai bố con có ôm nhau mà chết ở trong giường này anh cũng không đi tìm, không thể xin lỗi để chiều ý định vun đắp tốt đẹp của mọi người. Cả cuộc đời đi nghe mọi người, chiều theo ý mọi người để đến bây giờ nhận ra điều đó đã là quá muộn rồi. Ngày thứ tư hai mắt con đã bị lớp dỉ đùn lên phủ kín mi mắt không sao mở được. Không cất nổi tiếng khóc, nó chỉ eo eo như con mèo ốm. ”Bà ơi, chú nó sốt li bì nặng lắm!“- ”Nó đang tấy mụn, bà mua hạt mùi đây rồi, hôm nay bà đánh rồi bà ủ cho nó lên. Anh đưa cháu đây. Này này để bà bế ”chó cún“ cho bố mày đỡ cuồng cẳng. Anh đi rang hạt mùi để bà đánh cho con. Đánh xong, bà quả quyết là cứ khiêng khem cho con kỹ thì không sợ gì. ”Bà ơi, con nấu cơm bà ăn cả thể bà nhé“. ”Không, đừng nghĩ gì đến tôi. Anh ra ngoài đường mà thở cho nó khoan khoái, hút điếu thuốc điếu men rồi tắm giặt đi. Cơm nước như mọi hôm, đã có các cháu nó lo anh không phải nhúng vào“. Đã từ lâu lắm Sài mới thấy như mẹ mình sống lại. Anh nghĩ, không biết sau này lấy gì để đền ơn bà cụ. Đang ngồi hút điếu thuốc ở quán, Nghĩa gọi: ”Ôi, sao bảo cháu ốm, anh lại có vẻ thư thái thế này!“. Cho đến nay chị Châu vẫn là thần tượng của Nghĩa. Từ khi hai người lấy nhau, Nghĩa vẫn thỉnh thoảng lên thăm anh chị và cháu. Khi đến nhà mẹ vợ Sài cũng gặp cô luôn nhưng ngoài những câu chuyện vui đùa không có việc gì phải bàn bạc với ”liên lạc“. Hôm nay Nghĩa :đi công tác“ qua đây nghe tin cháu ốm vào thăm. Sài cám ơn, khiến Nghĩa phải kêu lên ”Sao độ này anh khách sáo thế“. Rồi, Nghĩa mắng Sài bao nhiêu là tội. Nào là lấy được chị Châu như vớ được vàng không biết giữ, không biết sửa chữa những thói quen không phù hợp. Nào đàn ông gì lại hay ghen không đâu. ”Này, ở Hà Nội này đứng đắn được như chị Châu không phải có nhiều đâu ông anh nhé! Anh cười gì? Chính cái tính tào tháo đa nghi của anh đã làm bản thân anh khổ sở và tan nát gia đình!“- ”Chết nỗi, chưa một lần nào anh ghen“- ”Thật không?“- ”Ghen tuông làm gì. Có thằng đàn ông nào buộc được tất cả tiếng cười, che được tất cả những cái nhìn của vợ? Không làm được những cái đó hoạ có thằng ngu mới ghen tuông cấm đoán“- ”Anh nói thì có vẻ hay ho mới mẻ. Thế mà việc làm lại ngược lại hoàn toàn“. Biết tính cô bé hết sức vô tư, thật thà và thẳng thắn, dù cô ta có nói nặng nề thế nào Sài cũng không giận. Anh hỏi lại ”Nghĩa cho anh một dẫn chứng về sự ghen tuông của anh xem nào?“- ”Nhá“- ”ừ“- ”Không ghen sao đùng đùng đuổi vợ đi“- ”Châu nói thế?“- ”Chị ấy không nói nhưng em biết“- ”Thế thì cái biết của cô em hồ đồ lắm“- ”Còn hồ đồ. Em nói riêng chuyện này đẻ anh liệu mà xử trí nhé. Chị Châu định đi phá thai đấy“. Sài thấy hai tai ù đi. Anh đứng lặng, ngừời nhợt ra. Nghĩa ân hận: ”Biết thế em chả nói với anh“ Sài như tỉnh ra. Mắt nhìn xa xa anh hỏi hờ hững mệt mỏi: ”Châu nói với em?“- ”Không, nhưng em biết. Anh không được nói lại với ai kể cả chị Châu“- ” Anh sẽ làm đúng như lời em dặn“- ”Em nghĩ, anh phải chủ động ngăn việc này lại. Em thấy hai ngừơi căng thẳng, sợ thế“- ”Không bao giờ anh ngăn Châu. Muốn làm gì cô ấy cứ làm theo ý mình“- ”Giời ơi, sao các người lại độc ác đến mức độ ấy“. Hai anh em lặng lẽ cho đến khi vào nhà nhìn thấy đứa cháu nằm mê mệt trong lòng bà cụ thì cô muốn kêu lên về sự ích kỷ của cả hai con ngừơi cô hằng kính trọng. Họ lại nỡ bỏ rơi một thằng bé ốm đau thế này ư?
.:Trang Chủ:.
Copyright © 2013 YeuTruyen
C- STAT truyen teen hay